|
|
|
|
Tuesday, November 18, 2008
Định Vị
Việt-Nam! Một dân tộc Vĩ Đại!
Mỗi người dân Việt là một mắc xương của một con rồng.
Hợp nhau lại thành rồng, rời nhau ra th́ chỉ là một mảnh xương
tàn vất vưởng như cô hồn cháo lú.
by SaigonMedia.org
6:17 pm pst
|
|
2008.11.01
|
Hồn Nước
GS. Lương Kim Định
(trích đoạn)
... phần
linh thiêng của đất nổi vượt hơn phần vật chất. Người
thôn dân rất ái ngại bán đất hương hỏa là do đó. V́ với họ Đất
có một nội dung khác hẳn. Với Tây Âu đất là đất. Với người
Viễn Đông, Đất không những là đất nhưng c̣n là cái ǵ chất chứa đầy
linh thiêng, v́ đất là của người sống mà cũng là của người chết.
Người sống nắm giữ đất cách trá h́nh, c̣n linh hồn tiên tổ nắm giữ
cách vô h́nh. Cái quan niệm đó người duy lư có thể cho là thần bí.
Tuy nhiên chính nó đă là một yếu tố đem lại sự quân b́nh kinh tế
cho xă hội Việt Nam hơn hẳn các xă hội Tây Âu
về trước. V́ theo quan niệm đó th́ phải có chính sách quân phân tài sản sao
cho ai cũng được làm người nghĩa là có một miếng "đất
chở" thực sự để đối đáp với "trời che"
cũng thực sự được biểu lộ bằng đạo cúng tổ tiên. Và v́
thế mỗi người Việt Nam khi tề tựu lại đặng tế Thổ Thần
th́ thực sự họ là một nhà tư tế, có nội dung cụ thể, nghĩa là họ
có làm chủ một miếng đất thực sự nên cần được tế, v́
đất nào cũng có quỉ có thần. Lại khi nói người dân phải cầm binh
khí ra đánh đuổi quân xâm lăng tàn phá "xă tắc", th́ họ hiểu thấm
thía từ mảnh vườn của họ dâng lên: nước là của họ cũng như
là nhà của họ vậy.
Trong đó đủ hội hè đ́nh đám với các thứ tương thân tương
trợ, làm nên cái mà ông Paul Mus gọi là "một cung thánh bất
khả xâm phạm" (sanctuaire inviolable. Mus 20), một "bản anh hùng ca của ḍng tộc"
(épopée ethnique. Mus 17) "v́ mặt bắc chống với kẻ thù
xâm lăng mạnh gấp nhiều chục lần, c̣n mặt nam cứ tiến bước
qua rừng, qua núi, qua các nước Nam Chiếu, Lâm Ấp, Chiêm Thành, Chân Lạp. Người
Pháp không thể nào hiểu được sự cố kết mạnh mẽ xiết bao, nên
đă thất bại trong lần tái chiếm Việt Nam. Bao nhiêu thôn ấp trở nên bấy
nhiêu đoạn của con rồng bị chặt ra từng khúc nhưng mỗi khúc cứ sống
cái đời sống tự túc từ xa xưa truyền lại khiến cho xe tăng tàu ḅ
không sao phá vỡ nổi" (Mus 15,19,186). Tuy nhiên trong quăng 80 năm đô
hộ người Pháp nắm hết quyền hành trong tay nên thành công chặt
được cái đầu con rồng Việt Nam ĺa ra khỏi thân ḿnh bằng cách kiểm soát
ngặt thôn xóm. Việc bầu hương
chức từ đấy phải lệ thuộc phủ, huyện, tỉnh... Đó
là khởi đầu cho tệ đoan mua chuộc cấp trên. Đồng tiền
lại một lần nữa lọt ra khỏi làng. Các điền chủ, kỳ hào dần
dần chán đời sống thôn dân kéo lên tỉnh hưởng đời sống văn minh,
xe hơi, nhà lầu, con đi học trường Tây, tiền gửi băng,
nhiều khi đầu tư sang ngoại quốc, ruộng vườn giao lại cho quản
lư. Mối liên hệ giữa
chủ điền và tá điền dần dần trở nên trừu tượng trút hết
t́nh người là cái chỉ t́m ra được trong những mối giao tiếp trực
chỉ.
Ông P. Mus viết: trí thức không c̣n nhận định nổi được
rằng thôn dân thích bị nuốt trôi vào công thể, v́ nó không là đoàn lũ nhưng là công
thể đầy áp t́nh người, nên đi đâu mặc không sao quên được nơi
quê tổ, nơi có bàn thờ tiên nhân. Những "cu-li" làm trong các đồn điền được
dư đồng nào hầu hết gửi về nhà. Và sau khi hết hạn khế ước
th́ liền ra đi trở về quê cũ, bỏ lại nơi đồn điền cái
nhà đẹp hơn nơi quê, bỏ lại người vợ tạm mà thói tục cho
phép lấy trong lúc "đất khách quê người" (Mus 112) trước sự ngạc nhiên
của người Tây Phương, của trí thức trưởng giả đô thị...
Hồn nước ta có ba nét đặc trưng chính: b́nh sản, công thể
(communautaire) và nhất trí trong đạo thuật, thế mà văn hóa Tây Âu từ trong
bản chất lại đưa tới bất b́nh sản, cá nhân chủ nghĩa và ư hệ
đa tạp lung tung, cho nên nếu ta gọi b́nh sản, yêu thương, nhất trí và tiến
bộ th́ nói riêng về văn hóa, Tây Âu đă
làm cho nước ta lùi lại mấy ngàn năm trước thời t́m ra bài vị Văn
Tổ, thời mà người ta c̣n phải dùng vơ lực, bạo động để giải
quyết những sự tranh luận về ư hệ. Làm thế nào để tiến bộ
cả trong văn minh lẫn văn hóa? Đó là bài toán đố đặt ra cho thế hệ
chúng ta.
Con người
Việt Nam được quan niệm theo nền Nhân Bản tam tầng: Trời, Đất, Người, mà tầng
nào cũng quan trọng như nhau. V́ thế nên cần "an với đất
vui với trời" để cho có đủ ba chiều kích đặc trưng của con người
Lạc Việt. Người Pháp đă phá vỡ phần công điền để
cho tài sản dồn về một số người đặc ân là đă
chặt hết hai cái chân: mất phần an thổ. Đến khi phá vỡ lễ gia tiên (cách gián tiếp bằng cái học
duy lư thay vào nho giáo) là chặt hết cái đầu,
phá vỡ mất trời che mất phần "đôn hồ nhân" với t́nh huynh đệ phổ
biến. Như vậy hết c̣n là một con người sống trong xă hội như
thành phần của một công thể thiêng liêng, mà chỉ c̣n là một cá nhân trơ trọi:
thôn dân vác xác đi làm tôi, thị
dân vác đầu đi làm tớ: cắt băng khai mạc cho nền văn hóa thiếu
Văn Tổ nên đâm ra quay cuồng theo bất cứ ư hệ ngoại lai nào.
... Đó
là đại khái mấy chân lư ẩn tàng sau lối xếp đặt bài vị trong việc
thờ cúng tổ tiên bên Viễn Đông. Tuy lâu đời không c̣n nhận ra thâm
ư, nhưng cái triết lư đă được truyền bá rộng đến độ trở
thành một nhân tố của hồn nước. Chính cái hồn đó đă
ràng buộc lấy đoàn người Lạc Việt từ ngày lập quốc, trải qua
bao giai đoạn thịnh suy, vinh nhục, cho tới thời đại này th́ hồn nước
mới bị bắt đem đi, và từ đó người dân xem vào nước chẳng
c̣n thấy hồn đâu nữa. Kẻ sĩ dần dần biến ra trí thức;
hết người thêm dầu cho ngọn đuốc thiêng. Lữa không
thêm củi th́ ngàn dần, hồn c̣n được ai nuôi dưỡng nữa đâu mà chẳng
thoi thóp và thở hắt ra như cô hồn cháo lú.
Đó là đại khái những vấn
đề đặt ra cho chúng ta sau 80 năm bị ngoại bang đô hộ, làm thế nào để
trả lại cho mỗi người Việt có một mảnh đất chở
cũng như có một mảnh trời che để có thể thi hành cái
đạo "giúp trời đất trong việc nuôi dưỡng và tiến hóa"
không những nuôi xác mà c̣n làm cho tiến hóa tâm linh. Chữ
Nho gọi là: "khả dĩ tán thiên địa chi hóa dục" giúp cho đất
trời làm việc nuôi dưỡng ...
Yoshikawa, Nhật Bản, Thế Kỷ 21
saigonmedia.net thân chào bạn,
Cám ơn bạn đă nhín chút thời gian quí báu đến thăm trang web nầy, trang
nầy lập nên nhằm mục đích t́m về bản sắc văn hóa của
dân tộc Việt Nam, t́m ṭi và tra cứu lại nguồn gốc dân Việt trải qua nhiều
chặng đường thăng trầm của lịch sử, với một hoài
vọng thiết tha cảm nhận đâu là sở trường đâu là sở đoản,
nhân vào đó quan niệm sẽ trung thực hơn mà xén bớt được chổ
dư thừa để bù được vào nơi đang túng thiếu.
Tại sao đất nước ta nghèo? nghèo một cách liên tục từ thế
hệ nầy bước sang thế hệ khác, cái nghèo nó đeo đuổi dai dẳng để trở
thành hơi thở, thành cái tự nhiên của cuộc sống, b́nh thường đến độ
không c̣n ai thắc mắc nữa. Nh́n lại những chặng đường đă
qua của lịch sử Việt, chúng ta chỉ thấy ch́m th́ nhiều mà nổi lên
th́ ít. Bốn ngàn năm văn hiến, chỉ thấy liên miên chiến tranh với Trung
Hoa, rồi kháng chiến chống Pháp, bước qua thời gian dai dẵng với chiến
tranh ư thức hệ, giờ đây th́ kinh tế vẫn c̣n trong t́nh trạng đang
phát triển.
Kết cuộc rồi ... vâng, chúng ta thắng, dầu ǵ cũng c̣n an ủi được đôi
chút. Thắng Tàu, thắng Tây, thắng Nhật, và sau cùng thắng Mỷ. Nhưng thử hỏi,
tại sao các cường quốc cứ mang chiến tranh liên tục lại cho dân Việt
ta như vậy ?
Tại v́ nước Việt có nhiều tài nguyên? Vị trí chính trị tốt?
Xin thưa, tại v́ chúng ta nghèo nên bị ăn hiếp thế thôi .
Tôi thường hay nói gỡ với các bạn ngoại quốc rằng : "Đất nước
chúng tôi nghèo v́ chiến tranh liên tục từ khi lập quốc đến giờ, cứ đấm đá
nhau liên miên th́ lấy đâu thời gian ra làm kinh tế được? " . Nói gỡ
gạc thế thôi ... chứ ... tự ḿnh củng biết mà ... chúng ta là "Chú Cuội
ngồi gốc Đa!"
Tác giả : Không Biết
(Họ: Không, tên: Biết)
|
|
|
|
|
thoáng suy tư
(mất một đời người)
của Zarathoustra Vàng
Tôi là ai? ... tôi đi về đâu? ... tôi có mặt trên cơi đời
nầy để làm ǵ? ...
Chắc hẳn là những câu hỏi mà mọi người trong chúng ta đều
đang đi t́m, mà câu giải đáp không bao giờ có được ngoài triết học
và tôn giáo .
Ít nhiều trong chúng ta bị khơi dậy ư nghỉ nầy khi bước
vào tuổi dậy th́ khoảng 15, 16 ... và nó cứ lẩn thẩn trong tâm thức ... âm ỉ
mải, nhấp nhô theo ḍng thời gian ... cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay vẫn
không hiểu được ... có người t́m đến tôn giáo
để t́m câu giải đáp, có người nhờ triết học, nhưng ... nó
vẫn cứ như một chiếc bóng, gần trong gang tấc nhưng ngàn trùng diệu
vợi ... nó đuổi ta chạy, tưởng bắt được, nhưng
không. Nó muốn vồ lấy ta, Ta muốn ḥa nhập vào nó, nhưng không, có một cái ǵ đó
ngăn cách thật mong manh, tưởng chừng như chỉ cần đưa tay ra là nắm
ngay được, nhưng không.
B́nh an trong tâm hồn phải chăng là một ảo giác! Niềm
tin tôn giáo không vớt chúng ta khỏi sự tuyệt vọng nội tâm nhưng ít
ra giúp ta vượt thoát được cơn điên loạn.
Một phương tiện ư? Vâng! có thể
cho là một phương tiện, nếu vậy ta chỉ cần biết phương tiện
hiện có của ta là cái ǵ? và vị trí hiện ở đâu th́ với cố gắng tất
có ngày đến đích . Đi bộ, đi xe, đi máy bay, ... tùy vào vị trí
chúng ta đang ở đâu và muốn đi đâu? đến đó để làm ǵ? để
thành Phật, thành Chúa, thành Lảnh Tụ hay thành Người? ít có ai muốn thành Người,
tôi muốn làm "xếp" cơ! (mà không hiểu là: làm xếp th́ không biết ăn "chuối"...)
Từ ư thức "Tôi đi về đâu?" đưa đẩy ta đi xa không biết
hay quên hẳn đường về, hổ tương giửa xă hội và con người,
cuộc sống và danh vọng, sự cầu tiến và nổ lực tự vệ, ... kết
quả: ta chỉ thích làm xếp chứ không chịu làm "quân sỉ" ta quên đi
cái ṿng tṛn của cuộc đời : "tất cả đều đang làm mướn
cho nhau". Cứ thế thời gian trôi đi ... lúc đầu chậm rải ở tuổi
20, sau nhanh dần khi ta 30 và đêm ngày cứ như là thác đổ khi ta đă
gần nửa đời. Chúng ta quá bận rộn với chức vụ làm "xếp" nên hỏa
hoạn cứ nổi lên ngất trời, tay hùn hục tát nước, đôi
chân rời ră, mắt cay, đầu tối, tai ù, đám cháy nhỏ nầy
vừa dập xong th́ đám cháy to khác bùng lên. Cái thắc mắc ban đầu xao xuyến ấy
"Tôi đi về đâu ?" nay đă trở thành "Tôi đi chửa cháy!"
Ừ! ấy thế mà đời đơn giản, những câu hỏi của
khi xưa ta bé đă thấy hồi âm. Tôi là ai? tôi là lính cứu hỏa! Tôi đi về
đâu? tôi đi gây hỏa hoạn! Tôi có mặt trên đời nầy để
làm ǵ? để chửa những đám cháy tôi đă gây ra ... ừ mà
coi bộ chúng ta rảnh rổi thật, cứ nhen hết đám cháy nầy sang đám
cháy khác, để suốt đời cứ phải cầm gàu múc trăng.
Cứ thế ṿng đời xoay, ta chạy ṿng ṿng, ta chạy ṃn hơi, đến
một lúc nào đó ... ta phải xoay thật nhanh để được đứng
yên một chổ! Sức người có hạn, ta không thể lấy cái
hữu hạn để thỏa măn cái vô hạn. Ta gục ngă trên ṿng quay, sóng đời cuốn
ta trôi, ... bất định ... giờ ta mất hay c̣n cũng chẳng biết, vị
trí ta đang ở đâu? th́ cũng không làm sao mà biết được, thế mà vẫn
phải đi, ta đi vào cơi u minh, ... bèo dạt mây trôi ... |
|
|
Introduction
Cội Nguồn Con Người Việt
|
|
Mở đầu câu chuyện
Từ trẻ nít, tôi đă sống theo diễn tiến của tự nhiên. Đến
thành niên bước vào đời, h́nh như tôi đă sống bởi danh lợi và môi
trường dẫn dắt.Đến tuổi lăo niên, tâm tư tôi hằng khoắc khoăi
:
- Sống thế nào mới ḥa nhịp điệu tự nhiên ?
- Sống thế nào mới thật sự là "Cái sống Người"
?
-
và Sống thế nào mới là sống với "Đạo làm Người"
?
Thế hệ sau là thế hệ kế thừa, từng bước dẫm
lên những bậc thang "lối sống Người" của nhiều thế hệ trước
đây lưu niệm lại :
Vậy hậu thế ngày nay đang kế thừa những ǵ ?
Nh́n lại những buổi khề khà ... cùng bạn đồng niên khôi hài hóa cuộc
đời thường :
- Sống c̣n của con người ḿnh, đó là cứu cánh.
- Sống có tiến bộ theo kịp trào lưu văn minh, mới là sống
Người.
- Sống đủ lứa đôi, có sinh sinh, vui vầy ḥa hợp, mới là
"Đời đáng sống"
Nổi gân cổ, vung vít cải nhau, không ai sống giống ai, mà cũng chẳng
ai chịu ai, phải chăng "Đời là vậy" (?!)
Xoay hướng nh́n lại chử viết , choáng ngợp hàng trăm lư thuyết
sống, hàng ngàn luận lư đời, hàng vạn gương mẫu đức hạnh, lẩn
lộn giả chân, cái thật sống của qui luật tự nhiên đan xen cùng cái lư
cưỡng dụng từ con người !?! ... Thôi th́, ... nên trở về sống với
"Cội Nguồn Con Người Việt" .
Tâm niệm năm dấu ấn về lối sống Người của "Tộc
Việt":
- Bản sắc dân tộc
- Đặc trưng văn hóa
- Đặc thù truyền thống
- Tập tục ngàn xưa
- Căn để đời thường
cùng tập chú trân trọng ngững ǵ người xưa lưu truyền như
: cái "Chân" của truyền thuyết , cái "Di Ngôn" của điển tích, cái "Di Huấn"
của truyện dân gian, và cái mà "Huyền Sử Việt" nhấn mạnh. Rồi tổng hợp
hệ thống thành "Cội Nguồn Con Người Việt" cho cuộc sống ḿnh vậy
.
Sàig̣n, Năm 2001(đầu thiên niên kỷ III)
Người Biên Soạn
Trần Kim Khử
Khai Truyện
(Nhấn vào đây để xem tiếp) | |
|
|
|
|
|
Exclusive publication for
SAIGONMEDIA.NET & SAIGONMEDIA.ORG
Online in Japan since 2001 and US since 2005.
© Copyright 2001 SaigonMedia. All
rights reserved. The materials on this website are not to be sold, traded, or given away. Any copying, manipulation, publishing,
or other transfer of these materials, is strictly prohibited.
|
|
|
|