SAIGON MEDIA

Fraternity

Culture
Vietnamese Roots Survey . Prologue
Moonwalker
Fraternity
Roots
Patriotism
Adulthood
The One
The Contradiction
The Trio
The Five Elements
The Even Nine
The Vietnamese

Chương I : Đồng Bào 

 
Tại Việt Nam, các bậc lảnh đạo đất nước mỗi lần hiệu triệu, lời kêu gọi khá trịnh trọng "Kính thưa Quốc Dân", nhưng thật tế không thân t́nh bằng, "Hởi Quốc Dân Đồng Bào". Nếu như lời gọi nầy được đơn giản hơn nữa "Thưa Đồng Bào" tuy ngắn gọn, nhưng dân Việt tiếp nhận âm vang thân thương nầy, bằng tất cả tấm ḷng căm hoài chung cội chung nguồn.
 
Là công dân Việt, mỗi khi nghe hay mỗi lần đọc từ ngữ "Đồng Bào", tâm trạng của con người ấy, phản phất lân lân kỳ lạ. H́nh như cả thế giới (kể cả Trung Quốc) chưa có nước nào dùng từ ngữ "Đồng Bào" đúng với nghỉa đen của nó để gọi quốc dân nước họ ! Từ gọi "Đồng Bào", đặc trưng chỉ có Việt Nam.
Vậy ư nghỉa "Đồng Bào" từ đâu mà có ? Và do đâu mà tâm tư dân Việt rung động ? Tất cả những thắc mắc nầy đoạn Huyền Sử gốc tích dân "Lạc Việt" dẩn giăi như sau : 
 
  1. Truyện họ Hồng Bàng  

Đế Minh, cháu ba đời họ Viêm Đế, Thần Nông sinh ra Đế Nghi, nhân lúc đi tuần ở phương Nam đến núi Ngủ Lĩnh lấy con gái bà Vụ Tiên mang về sinh ra Lộc Tục.

Lộc Tục dung mạo đoan chính thông minh phúc hậu, Đế Minh lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi ḿnh. Lộc Tục cố từ xin nhường cho anh. Đế Minh liền lập Đế Nghi làm kẻ nối ngôi để trị đất Bắc, lại phong Lộc Tục là Kinh Dương Vương để trị đất Nam, lấy hiệu là nước Xích Quỉ. Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy phủ, lấy con gái Long Vương ở Hồ Động Đ́nh, sinh ra Sùng Lăm hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước. Sau, Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất .

Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng Quân, Thần, Tôn, Ti. Dạy đạo cha con, vợ chồng. Đôi khi trở về Thủy phủ mà trăm họ vẫn yên vui, không biết do đâu mà được thế. Hể dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi ! sao không lại cứu chúng con" th́ Long Quân tới ngay, sự linh hiển cảm ứng của Long Quân đối với người đời không ai lường nổi .

 

Đế Nghi ở phương Bắc truyền ngôi cho con là Đế Lai, cai trị Bắc Phương. Nhân thiên hạ vô sự  bèn sai quân thần là Xuy Vưu thay ḿnh trông coi quốc sự, rồi đi tuần xuống nước Xích Quỉ ở phương Nam. Khi đó Long Quân đă về Thủy phủ, trong nước không có chúa. Đế Lai bèn để ái nữ là Âu Cơ và các thị tỳ ở lại nơi hành tại, rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc, các thứ đá quí, các cây trầm, đàn, cùng các sơn hào hải vật ... không thiếu thứ ǵ, c̣n khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng. Đế Lai rất ái mộ, vui mừng mà quên trở về   ...

Dân phương Nam khổ v́ bị người phương Bắc quấy nhiễu không sống yên ổn như xưa, mới cùng kêu gọi Long Quân rằng: "Bố ơi ! ở đâu mà để dân phương Bắc sách nhiễu dân phương Nam thế nầy" . Long Quân đột nhiên trở về, thấy Âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ lạ kỳ, trong ḷng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên mọc lên, Âu Cơ vui ḷng theo . Long Quân dấu Âu Cơ ở Long Đài Nham.

Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi t́m. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm h́nh vạn trạng, yêu tinh, quỷ dử, rồng rắn, hổ voi ... làm cho bọn đi t́m đều sợ hăi không dám sục sạo. Đế Lai đành trở về Bắc, truyền ngôi đến đời Du Vơng.

   ...

Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên mang chư hầu tới đánh phương Bắc, nhưng không được. Có người mách Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh, Xuy Vưu sợ hăi chạy ra đất Trác Lộc. Đế Du Vơng cùng Hiên Viên giao binh ở Phăn Tuyền, đánh ba trận đều bị thua, bị giáng phong ở đất Lạc Ấp và chết ở đó. Ḍng họ Thần Nông tới đây th́ hết .

   ...

Âu Cơ lấy Long Quân, đẻ một bọc lớn cho là điềm bất tường, vứt ra cánh đồng, qua bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm trứng. Trăm trứng nở ra trăm con trai, mới mang về nhà nuôi. Đàn con không phải bú mớm, tự nhiên lớn lên trông đẹp lạ kỳ, người nào cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là điều phi thường. Long Quân ở lâu dưới Thủy phủ nên vợ con muốn về đất Bắc, về tới biên giới, Hoàng Đế cho binh ra giữ chặt cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về lại nước Nam mà gọi Long Quân rằng : " Bố ơi ! ở nơi nào mà để mẹ con chúng con cô độc ngày đêm buồn khổ thế nầy " .

Long Quân hốt nhiên trở về ngay, gặp nhau ở đất Tương. Âu Cơ nói: "Thiếp vốn là người phương Bắc, ở với vua sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi không cùng thiếp nuôi con thành người vô phu, vô phụ, chỉ biết thương ḿnh !". Long Quân nói: " Ta là ṇi Rồng đứng đầu thủy tộc. Nàng là giống Tiên sống ở trên đất, tuy nhờ khí âm dương mà hợp lại đă sinh ra con. Nhưng thủy hỏa tương khắc, ḍng giống bất đồng khó mà ở lâu với nhau được, nay phải chia ly. Ta đem năm mươi con về Thủy phủ chia trị các xứ; năm mươi con theo nàng ở trên đất chia nước ra mà trị. Lên núi xuống bể , hữu sự báo cho nhau biết đừng quên". Trăm con vâng theo bèn từ biệt nhau mà đi .

Âu cơ và năm mươi con về ở đất Phong Châu (Bạch Hạc) suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Ba Thục, Bắc giáp Động Đ́nh Hồ, và Nam đến Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành).

Chia nước ra làm 15 bộ (c̣n gọi là Quận) như sau : Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang,  Tượng Quận .

 Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm Tướng Văn gọi là Lạc Hầu, và Tướng Vơ gọi là Lạc Tướng.

Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương.

Trăm quan gọi là Hồ Chính, Thần Bộc. Nữ , lệ gọi là Xảo Xứng (hay nô tỳ). Bề tôi gọi là hổn.

Đời đời cha truyền con nối, gọi là phụ đạo, vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương không hề thay đổi   ...   "Trăm người con trai đó chính là tổ tiên Bách Việt vậy". 

_________________________

 

Truy cập :
 
Truyện Họ Hồng Bàng vừa kể là truyền thuyết, nếu được sử chọn và ghi chép th́ gọi là Huyền Sử. Trong truyền thuyết và kể cả huyền sử, luôn luôn có thần thoại, nhân thoại, mà đồng thời cũng là điển tích.
Vào thế kỷ thứ XIV (14), Ông Trần Thế Pháp góp nhặt trong kho tàng văn ngôn truyền miệng của người xưa tuyển chọn 22 truyện chép thành bộ "Lỉnh Nam Chích Quái" mà truyện Họ Hồng Bàng được xếp vào đầu truyện.
Để nhận thức mức độ "chân thật" của truyền thuyết về Họ Hồng Bàng tất phải tham khảo thêm Sử Việt .
 
Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, viết : 
  • Kinh Dương Vương , tên húy là Lộc Tục, được Đế Minh cháu ba đời của Thần Nông, phong cho cai quản phương Nam, gọi tên nước là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đ́nh Quân là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân.
  • Lạc Long Quân , tên húy là Sùng Lăm, lấy con gái vua Đế Lai (vua phương Bắc) sinh ra bào thai 100 con trai là tổ của Bách Việt, phong con trưỡng làm Hùng Vương nối ngôi vua .
  • Hùng Vương , con của Lạc Long Quân không rơ tên húy, đóng đô ở Phong Châu (nay là Bạch Hạc), lấy quốc hiệu là Văn Lang. Địa giới : Đông, Nam Hải; Tây, Ba Thục; Bắc, Động Đ́nh Hồ; Nam, Hồ Tôn . Chia nước thành 15 bộ. Đời Hùng Vương thứ 6, Phù Đổng Thiên Vưong phá giặc Ân. Đời Thành Vương nhà Chu (1063-1026 tCN) nước Việt sang thăm viếng, xưng là Việt Thường, tặng chim trỉ (chuyện cổ tích Bạch Trỉ Sào Nam chi, có nhắc đến) . Đời Hùng Vương thứ 18 , Thục Phán xâm chiếm nước Văn Lang, lập thành nhà Thục, lấy tước hiệu là An Dương Vương, đổi quốc hiệu lại là Âu Lạc .
  • Kỷ Hồng Bàng Thị , khởi thủy từ Kinh Dương Vương cùng thời với Đế Nghi và Lạc Long Quân, Sùng Lăm cùng thời với Đế Lai (phương Bắc), truyền đến cuối đời Hùng Vương thứ 18 (258 tCN) th́ hết . Hồng Bàng Thị trị v́ được 2622 năm (2879-258 tCN) .
  • Kỷ Nhà Thục , An Dương Vương tên húy là Phán, người xứ Ba thục, ở ngôi 50 năm, đống đô ở Phong Khê (nay là Thành Cổ Loa), lấy quốc hiệu là Âu Lạc . Năm 249 tCN(trước Công Nguyên) nhà Tần thôn tính cả 6 nước : Sở, Yên, Triệu, Ngụy, Hàn, Tề (sau ngày nhà Chu mất), tức vị Tần Thùy Hoàng Đế vào năm 221 tCN . Cũng vào năm nầy, nhà Tần phát 50 vạn binh, phong Đồ Thư làm chủ tướng, đánh chiếm Lỉnh Nam nước Việt, nhưng không được . Đồ Thư tử trận, Nhâm Ngao và Triệu Đà thay, lui quân về Vũ Ninh (nay Lưỡng Quảng) sai sứ giảng ḥa . Tiếp theo là thiên t́nh sử Trọng-Thủy Mỵ Châu (xem phụ lục) tạo điều kiện cho Triệu Đà vào xâm chiếm trọn Lỉnh Nam đất Việt . An Dương Vương trị v́ được 50 năm, từ 257 đến 208 trước Công Nguyên .
  • Kỷ Nhà Triệu , tước hiệu Vũ Đế, tên húy là Triệu Đà, người nước Hàn (có sử ghi là người nước Lỗ), làm phó tướng cho Nhâm Ngao, nước Tần. Năm 210 tCN Tần Thùy Hoàng mất nhà Hán thay, Nhâm Ngao chết bệnh, Triệu Đà thay, v́ đang chiếm giữ Lỉnh Nam nên không tùng phục nhà Hán, Triệu Đà tức vị xưng vương, đóng đô ở Phiên Ngung (Quăng Đông ngày nay) đặt quốc hiệu lại là Nam Việt. Nhà Triệu truyền được 5 đời, trị v́ được 97 năm (207-111 tCN) .

___________________________

Truyện họ Hồng Bàng trong "Lỉnh Nam Trích Quái" được ông Ngô Sỉ Liên chép vào "Đại Việt Sử Kư toàn thư" là Kỷ Hồng Bàng . Nội dung của 2 sử liệu nầy dẫn đến 7 đề mục quan hệ trực tiếp đến cội nguồn tộc Việt, và đồng thời cũng là điển tích cho từ gọi "Đồng Bào", kể ra như sau : 1. họ Thần Nông ; 2. họ Hồng Bàng ; 3. Âu-Cơ Lạc Long Quân ; 4. Hoàng-Đế diệt Xuy Vưu ; 5. Tiếng gọi Đồng Bào ; vật tổ Tiên Rồng ; 7. Hùng-Vương Lạc-Việt .

Để lư giải 7 đề mục vừa kể tất phải tra cứu thêm Cổ Sử Trung Quốc, v́ dân tộc Bách Việt đă là cư dân chính thức trải rộng đến 3/4 lănh thổ của Trung Hoa khi xưa . Tất nhiên đoạn tra cứu sử liệu phải từ nhà Tần (221,tCN) trở về trước, vào thời "Thượng Cổ Sử", mà lănh địa của Hoàng Đế Hoa tộc vào thời bấy giờ chỉ vơn vẹn có mỗi 2 tỉnh Hà Nam và Sơn Tây thuộc vùng trung lưu của sông Hoàng Hà mà thôi . 

 
 
   2.   Cổ Sử Trung Quốc
 
  • Theo ông Vương Đồng Linh trong "Trung Quốc dân tộc học" th́ sau 4 lần băng tuyết, những người sống c̣n trên cao nguyên Thiên Sơn tức Hy Mă Lạp Sơn tiếp giáp đến Mông Cổ, túa ra đi t́m đất sống. Nhóm đi về hướng Đông có 2 nhánh : 1 là Thiên Sơn bắc lộ, gọi là Bắc tam hệ, Măn (Manchourie), Mông (Mongolia) và Hồi (Islam). 2 là Thiên Sơn nam lộ, gọi là Nam tam hệ, Miêu (polynesien), Hoa (asia), Tạng (indo). Miêu gồm có Âu Việt(Miêu,Thái,Lào),  Miêu Việt (Mèo,Mán) và Lạc Việt (Việt-Nam, Mường), sử cổ gọi chung là Viêm Việt, sau nầy sử kư Tư Mă Thiên viết là Bách Việt .
 
  • Theo ông Chu Cốc Thành trong quyển "Trung Quốc thông sử", nhóm Miêu Việt theo ḍng sông Dương Tử vào nước Tàu lập thành 7 tỉnh tại Trường Giang, tỏa lên mạn Bắc lập thành 6 tỉnh tại Hoàng Hà, tràn xuống phương Nam lập thành 5 tỉnh tại Việt Giang, vị chi 18 tỉnh . Vào thời bấy giờ vùng Tân Cương hăy c̣n trù phú chưa bị sa mạc hóa, vẫn c̣n là phúc địa nên Hoa tộc sinh cơ lập nghiệp tại đấy .Nhóm Tạng tộc th́ thẳng tiến về phía Nam khai thác vùng Cao Nguyên Tây Tạng và lân cận . 
 
  • Theo ông Phan Khoang trong "Trung Quốc Sử Lược", th́ sắc tộc Tam Miêu thuộc giống người Cữu Lê (c̣n có tên là Lư) cư ngụ ở phương Nam. Tại phương Đông, dọc miền duyên hải là sắc tộc Việt (tiền thể là nước Ngô, nước Việt của thời Chiến Quốc). Ở Tây-Nam th́ có sắc tộc người Bộc, người Quả La (thuộc Tạng tộc). Tây-Bắc là người Hoa, người Khương (sau nầy là người Hung Nô, Đột Quyết). Phương Bắc là người Mông, người Măn

Tổng hợp và góp nhặt nhiều mảnh vụn từ cổ sử các nhà cổ sử, đến nay đi đến một kết luận chung là, toàn vùng Viễn Đông và Đông Á thời xưa, có rất nhiều sắc tộc cư ngự và dần theo tiến tŕnh tự nhiên những dân tộc nầy đă tiến bộ tuần tự như sau :

  • Thị tộc chuyễn sang Bộ Lạc, và thành Bộ Tộc (thời hoang sơ)
  • Bộ Lạc Cộng Chủ (thời Tam Hoàng tCN hơn 5000 năm)
  • Bộ Lạc Liên Minh (thời Ngũ Đế tCN 2697 năm)
  • Vương Quốc Liên Bang (thời Tam Đại tCN 2205 năm)
  • Hoàng Triều Nhất Thống (kể từ Tần Hán tCN 221 năm, và trở về sau)

Khoa Cổ Sử Trung Quốc, có trường phái công nhận khởi thủy từ thời Tam Hoàng, vào khoảng 5000 năm tCN (theo Tư Mă Quang), gồm có : Hữu Sào Toại Nhân, Phục Hy Nữ Oa, Thần Nông Thị .

Có trường phái lại thảy bỏ Hữu Sào Toại Nhân thay Hoàng Đế vào thời Tam Hoàng, thành ra : Phục Hy Nữ Oa, Thần Nông Thị và Hoàng Đế vào khoảng 4480 năm tCN (theo Tư Mă Thiên) .

Trường phái khác lại chỉ công nhận từ thời Hoàng Đế trở về sau, vào khoảng 2697 năm tCN. Dù vậy đại chúng Trung Quốc nói riêng và toàn vùng Châu Á nói chung vẫn hiểu cổ sử theo Kinh Dịch, với Phục Hy, Thần Nông và chuyện cổ về Tam Hoàng, Ngũ Đế, Tam Đại .

   ...  

Thời Tam Hoàng

Sách cổ Tam-phần, Ngũ-điển là sách góp nhặt nhiều mảnh vụn truyền khẩu từ thời xưa, đến thời Xuân Thu được Khổng Tử (500 năm tCN) san định lại thành Kinh Thư, và tu chỉnh lại vào thời Tây Hán (133 năm tCN) . Chúng ta nên chú ư, nội dung cổ sử Trung Quốc nên hiểu một cách khách quan như sau : cái nền là căn cứ vào chuyện truyền khẩu, cái nét là chủ kiến của triều đại đang trị v́, và cái nếp th́ chung chung lấp lửng không có ǵ rơ ràng, và thật mơ hồ về bản sắc dân tộc . Tước hiệu của thời Tam Hoàng, nhiều học giả đă khẳng định rơ là "Đức Hiệu" để đặc trưng cho thời đại lúc sơ khai c̣n sinh hoạt bằng du-canh và du-cư . C̣n về phần niên kỷ, th́ các nhà sử gia đều đồng ư là chỉ có giá trị tam khảo chứ không xem là niên đại chính thức của lịch sử .  

  1. Hữu-Sào Toại-Nhân : (?tCN) Con người biết đến kết cành làm tổ trên cây để ở và để tránh thú dữ (hữu là có, Sào là tổ để ở). Biết khoan cây , cọ đá để tạo lửa nấu ăn (toại là thỏa măn, nhân là người ; người biết dùng lửa cho toại sống). Huyền thoại có ghi : Toại Nhân tuần thú xuống Nam Thùy, nghĩa là, những tiến bộ vào lúc bấy giờ cũng được lan truyền xuống cả phương Nam .
  2. Phục Hy Nữ Oa :  (4480-3365? tCN)  con người biết nuôi thú vật, biết kết thằng làm lưới bắt cá . Biết chế đàn cầm. Biết trồng dâu nuôi tằm, dệt vải . Biết xây nhà trên đất bằng . Hiểu được lư tự nhiên mà phát kiến ra dấu gạch của âm-dương bát-quái . Kinh Dịch có ghi "Phục Hy thị một" , nghĩa là Phục Hy khai sáng đầu tiên bằng dấu gạch trên đá, trên thẻ tre, gọi là quải (treo), sau nầy đọc trại ra thành quái, rồi dần biến thành từ quẻ như hiện nay hay dùng .
  3. Thần Nông Thị : (3320-3080? tCN) con người biết đẽo gỗ chế tác cày bừa, đốt rừng làm ruộng rẫy. Biết họp chợ trao đổi hóa vật cần dùng . Biết dùng cây cỏ làm thuốc trị bệnh . Và xiễn minh, lư âm dương . Kinh Dịch có câu "Thần Nông Thị Tác", nghĩa là Thần Nông kế tục tác thành trọn bộ Kinh Dịch bằng những dấu gạch liền, dấu gạch đứt, và những dấu chấm den trắng làm biểu tượng đồ h́nh cho : Thái Cực, Âm Dương, Tứ Tượng, Bát Quái, Trùng Quái, Hà Đồ, Lạc Thư ... , phần lư giải th́ truyền miệng (như tầm sư học đạo, v́ thời nầy chưa có chữ viết) .  

   ...   

Thời Tam Hoàng, được gọi là Thời Bộ Lạc Cộng Chủ, thời nhân sinh đại đồng . Vào thời nầy, chưa có bộ lạc nào lấn hiếp đồng loại, đời sống con người lẻ tẻ từng thị tộc, bộ tộc, hoặc là du mục du cư, hoặc là trồng trọt định cư . Đất th́ quá rộng, người th́ quá ít, nhu cầu lượm hái đuổi bắt từ thiên nhiên thừa mứa cho cuộc sống .

Đời sống con người thời ấy thật sự thái b́nh, không bị trị, không biết tranh giành . Chủ yếu cho đời sống của thời đó, tất cả các Thị Tộc, Bộ tộc, Bộ lạc cùng suy tôn và thánh hóa một Cộng Chủ thần minh truyền dạy cho con người : biết dùng lửa để nấu ăn và làm nông nghiệp . Biết tầm tang để mặc ấm . Biết làm nhà để ở trên đất . Biết dùng thảo mộc để làm thuốc trị bệnh . Biết tôn thờ Thần Thánh để làm chổ tựa cho tâm linh . Và nhất là thành tâm học hỏi "Âm Dương Dịch Lư" .

Kinh Dịch là bộ sách cổ nhất tóm lược lịch sử thời Tam Hoàng nhiều nhất, nhờ vào bộ sách nầy mà ngày nay chúng ta mới hiểu được thời Tam Hoàng .

 

Thời Ngũ Đế  

Kinh thư có ghi lại hai Đế cuối là Đế Nghiêu va Đế Thuấn, c̣n trên nữa th́ không . Sách cổ "Trúc Thư Kỷ Niên", và sử kư "Ngũ Đế Băn Kỷ" có kể chuyện Hiên-Viên Hoàng Đế, Đế Chuyên-Húc, Đề Cốc, Đế Nghiêu, và Đế Thuấn , ghi chép đủ 5 Đế . Nhiều học giả ước định có đến 7 Đế, nhưng người xưa thích gói gọn vào các huyền số 3, 5, hay 18 của Dịch Lư .

  1. Hoàng Đế   (2697-2600 tCN)  Mẹ Hoàng Đế tên là Phụ Băo, thấy vầng sáng bao quanh sao Su (cḥm sao Bắc Đẩu) mà thụ thai, sinh ra Hoàng Đế, có tên tộc là Hiên-Viên thuộc bộ lạc Hữu Hùng . Truyền thuyết kể rằng Hoàng Đế thắng Xuy Vưu và Viêm Đế , là nhờ chế ra trống bịt da thú và nhờ sự trợ giúp của bốn mănh thú Hổ, Báo, Hùng, Bi (4 bộ lạc liên minh). Thắng được Viêm Đế, Hiên-Viên tức vị Hoàng Đế (Đại Tù Trưởng) . Tung tích của Hoàng Đế ở Cam Túc và vùng hoạt động lẩn quẩn trong phạm vi tỉnh Hà Nam ngày nay. Tương truyền vào thời Hoàng Đề đă chế ra được xe, thuyền, ... măo áo xiêm y may thêu được ngũ sắc . Sai Thương-Hiệt chế tác văn tự, chữ viết khoa Đẫu (?) , sau nầy giới ngữ pháp gọi là chữ chân chim .
  2. Đế Chuyên-Húc Cao Dương Thị  (?tCN) năm 20 tuổi lên ngôi Cộng Chủ, 30 tuổi sinh Bá Cổn. Bá Cổn sau nầy trị thủy không thành . Cuối đời Chuyên-Húc có Thuật-Kế ḍng Thần-Nông dấy loạn .
  3. Đế Cốc, Cao Tân Thị  (?tCN) Đế Cốc là cháu Nguyên Hiệu . Nguyên Hiệu là con của Hoàng Đế , lập lệ người mù đánh chuông khánh , rồi phượng hoàng đập cánh múa hát . Đai ư, đến thời nầy cung cách sinh sống đă nghiên về văn hóa nông nghiệp và tôn quí chim như tục lệ cư dân địa phương .
  4. Đế Nghiêu (2359-2259 tCN) là hậu duệ của Hoàng Đế, đô ở Thái Nguyên (nam bộ tỉnh Sơn Tây) lấy hiệu là Đường . Sai Hy Trọng, Hy Phúc, Ḥa Trọng, Ḥa Phúc, tung đi bốn phương, trông mặt trời, mặt trăng để làm lịch, định các tháng, một năm 366 ngày, theo tháng nhuận, cho dân biết thời tiết mà làm ruộng . Đế Nghiêu ở ngôi được 70 năm không truyền ngôi cho con, mà truyền cho hiền tài là Đế Thuấn người Đông Di) .
  5. Đế Thuấn (2259-2208 tCN) lúc Đế Thuấn c̣n là nhiếp chính đă đày Ông Cổn về tội đấp đập ngăn nước làm sông Hoàng Hà bị đại hồng thủy gây lũ lụt tai vạ lớn. Tiếp đó, Đế Thuấn sai Ông Vũ, con của Ông Cổn, thay cha trị thủy. Ông Vũ khai ng̣i sông, nước chăy thuận ḍng ra bễ, đạt thành công trạng . Đế Thuấn truyền ngôi cho Ông Vũ . Đến khi Đế Thuấn băng, Ông Vũ tránh đi, nhưng các chư hầu (bộ lạc) không đến chầu triều của con Đế Thuấn, mà lại theo chầu Ông Vũ . Ông Vũ lên ngôi lập thành nhà Hạ .

   ...  

Thời Ngũ Đế (2697-2205 tCN) c̣n gọi là thời bộ lạc liên minh, vào thời nầy đă có bộ lạc mạnh yếu, lấn hiếp xâm chiếm, bạo lực bạo hành, đánh đuổi cướp giựt, để được sinh tồn, các bộ lạc buộc phải chống cự hoặc tùng phục. chống cự th́ phải liên minh, c̣n thuận theo kẻ mạnh cũng là một cách liên minh . Liên minh với kẻ mạnh đồng nghĩa với a ṭng, tất phải tham gia chiếm đoạt, vừa được yên thân lại thêm được chia chiến lợi phẩm. Nếu không th́ phải dời cư thật xa thật sâu vào nơi rừng rậm hay đồng vắng lúc bấy giờ vẫn c̣n hoang dă mênh mông . Phương Nam đang là Đất Hứa . 

Thời Tam Đại
 
Theo truyền thuyết, trời ban cho vua Đại Vũ "Hồng Phạm Cửu Trù" là phạm qui lớn nằm trong 9 trù của Lạc Thư Kinh Dịch để trị nước xem chương IX, Cửu Trù) . Sau nầy nhà Thương Ân tiếp giữ . Khi nhà Thương Ân mất Cơ Tử truyền lại cho Vơ Vương nhà Chu . Qua công tác trị thủy đồng nghĩa là trị nước, vua Đại Vũ khai phá được thêm một vùng b́nh nguyên phía Đông của người Đông Di khá rộng lớn .
  1. Nhà Hạ (2205-1784 tCN) Ông Đại Vũ là con của Ông Cổn, hậu duệ Đế Chuyên Húc, thuộc bộ tộc trung bộ tỉnh Hà Nam , lên ngôi thiên tử, lập thành triều đại nhà Hạ, đô ở Hưng Thành (Hà Nam) . Tập tục du mục vẫn c̣n dời đổi đô ấp và thể chế bấy giờ mới có h́nh thức vương triều liên bang, chưa thành thể chế phong kiến phức tạp như ngày nay . Nhà Hạ trị v́ 442 năm    ...   Trước kia con lấy họ mẹ (tính), đến đời vua Đại Vũ v́ có phân chia đất ruộng cho bộ lạc liên minh, cha đă lấy họ theo tên vùng đất đang ở, nên từ đó con theo họ cha (tích thổ tính) . Và cũng từ đó : tôn tổ (tôn Cha), kính tông (trọng Họ), báo bản (tŕnh gốc), truy viễn (xét xưa), tế tự (gia phă, tộc phă) dân chúng măi đến thời nay vẫn c̣n tuân giữ .  
  2. Nhà Thương (1783-1134 tCN) tổ nhà Thương là Ông Tiết được sắc phong ở đất Thương (Hà Nam) đánh đuổi vua Kiệt, vị vua cuối đời nhà Hạ, lên ngôi thiên tử lấy hiệu triều đại là Thương, đô ở đất Bạc (Hà Nam). Đến đời Bàn Canh đổi hiệu lại là Ân. Đến đời Trụ bị Vũ Vương Nhà Chu thay. Nhà Thương Ân trị v́ 648 năm, Thương triều trăi qua 10 đời với 18 vị vua, Ân triều th́ 17 đời với 30 vị vua . Nhà Thương Ân chuộng vơ, trọng tế tự, văn hóa thịnh hơn nhà Hạ . Khai quật thu lượm từ khảo cổ học cho thấy nhiều chứng cứ về chữ viết và nét gạch bát quái trên di chỉ mai rùa bói toán của thời nhà Thương . Nước Tàu  thời cổ bắt đầu thịnh về chữ viết có lẽ bắt đầu vào thời nầy .
  3. Nhà Chu (1134-256 tCN) nhà Chu dấy lên tại huyện Kỳ Sơn (tỉnh Thiễm Tây ngày nay). Thủy tổ là Khí, làm quan Hậu Tắc thời Đế Thuấn được phong ở đất Thai (thuộc Thiễm Tây), truyền đến Bất Quật th́ mất chức quan, trốn ở chung với người Nhung Dịch. Đến thời Hậu Tắc th́ phục hồi được chức quan, truyền 10 đời kế tục, đến thời Đăn Phụ bị Nhung Dịch bức bách dời cư về Kỳ Sơn (Thiễm Tây), lấy hiệu là Chu . Đăn Phụ truyền ngôi cho Qui Lịch, Qui Lịch truyền lại cho Xương, tức là Văn Vương nhà Chu  ...  Vua Trụ bỏ ngục Văn Vương tại Dũ Lư . Sau đó cho giữ chức Tây Bá sai đi đánh dẹp Khuyễn Nhung, Mật Tu ở phía Tây, và nước Kỳ, nước Vu, nước Sùng tại phía Đông. Lúc bấy giờ Văn Vương được 2/3 chư hầu phương Bắc qui phục, và thu dụng được h́n tài Lữ Vọng, tức Khương Tữ Nha  ...  Tây Bá Cơ Xương tức Văn Vương mất, con là Cơ Phát nối ngôi hiệu là Vơ Vương, liên kết cùng 800 chư hầu (bộ lạc) phá tan quân nhà Ân của Trụ Vương tại Mục Dă . Diệt Trụ xong nhà Chu giáng chức Vơ Canh con của Trụ Vương về Lạc Ấp  ...  Vơ Vương băng, con là Trung lên ngôi lấy hiệu Thành Vương, việc triều chính giao cho Chu Công nhiếp chính 7 năm và các đời tiếp theo, sử gọi là thời Tây Chu, trị v́ được 324 năm  ...   Tiếp thời Tây Chu là Đông Chu Xuân Thu (722-481 tCN) và Đông Chu Chiến Quốc (403-221 tCN) kéo dài 424 năm, truyền ngôi được 35 đời vua  ...   nhà Tần diệt Chu lập thành nước Tần vào năm 221 tCN .

   ...  

Thời Tam Đại, c̣n gọi là thời Vương Triều Liên Bang, tuy h́nh thức liên minh có tiến bộ, thể chế phong kiến bắt đầu có tổ chức, nhưng trong Trung quốc Sử Lược có viết rằng, nhà Hạ liên tục dời đô trong phạm vi tỉnh Hà Nam (cho thấy vẫn c̣n t́nh trạng du cư) . Nhà Thương Ân cũng luôn dời cư trong ṿng tỉnh Hà Nam . Đến thời nhà Chu, tuy có một thời gian dài an định tại Tây An, Thiễm Tây (Tây Chu), nhưng rồi cũng phải dời cư về Hà Nam, v́ người Nhung Dịch ở miền Tây Bắc luôn đến cướp phá .

Vào thời nầy danh từ "Quốc Gia" không đồng nghĩa với "Nhà Nước" như hiện nay . Nghĩa cổ của "quốc" là tư sản của vua, thời Ngũ Đế, Hạ, Thương, quốc chỉ có tỉnh Hà Nam và Sơn Tây . đến thời Tây Chu th́ quốc của vương triều mới có thêm được Thiễm Tây  ...   C̣n "Gia" là tư sản của quan Đại Phu gọi là đất phong  ...    Đồng nghĩa với từ "Quốc Gia" như bây giờ th́ thời ấy gọi là "Xă Tắc" (xă là thần đất, tắc là thần lúa) . Đất riêng của các chư hầu (bộ lạc) th́ gọi là Bang . Đến thời nhà Hán, v́ húy chữ Bang là tên của Lưu Bang Hán Cao Tổ, nên dùng chữ "Quốc" thay vào, nên từ đó gọi là Trung Quốc măi cho đến ngày nay, thay Trung Bang .

Nhà Tần lập quốc năm 221 tCN, danh từ Tần phiên âm là tsin, Pháp văn đọc là Chine (Sin-nờ), Anh văn đọc là China (tờ-chai-na), và Việt văn là Tàu . Danh từ gọi Hán nhơn bắt đầu từ nhà Hán (208 tCN), Đường nhơn từ thời nhà Đường (571 sCN), danh từ Trung Hoa bắt đầu từ ngày thành lập Trung Hoa Dân Quốc (1937), và danh từ Trung Quốc dùng để gọi chung toàn bộ các sắc tộc hiện sống trên lănh thổ Trung Quốc ngày nay .

     3.   Cội Nguồn Tộc Việt
 
 
Cội nguồn luận giăi có căn cơ th́ mới nhận ra "gốc", có thấy được gốc th́ mới nhận ra "rễ", mới h́nh dung ra được đủ "gốc-rể" cùng thông . Cho nên lối quăng diển truyền thuyết, huyền sử, điển tích, tất phải kết hợp, huyền sử làm nền, chứng cứ làm nét và ẩn dụ với ẩn nghĩa làm nếp ... có được như vậy th́ những ǵ là đặc trưng cho tộc Việt, những ǵ đang là kho tàng trữ liệu từ ngàn xưa, con cháu hậu thế ngày nay mới có khả năng khai quật . Bảy đề mục có liên quan đến Cội Nguồn Tộc Việt là : 1. Họ Thần Nông, 2. Họ Hồng Bàng, 3. Âu Cơ Lạc Long Quân, 4. Hoàng Đế diệt Xuy Vưu, 5. Tiếng gọi Đồng Bào, 6. Vật Tổ Tiên Rồng, 7. Hùng Vương Lạc Việt , diển giăi theo lư luận như sau :
 
3.1 Họ Thần Nông   
 
Theo ông Ville Durant viết trong Lịch Sử Văn Minh Trung Quốc như sau : thời thượng cổ Trung Quốc không bao gồm một dân tộc duy nhất và thuần chất, mà là một kết hợp của nhiều giống người, nhiều sắc tộc, khác nhau từ nguồn gốc, ngôn ngữ , chí đến nghệ thuật và đặc tính  ...   Nền văn minh Trung Quốc ngày nay đă phát triển ít nhất là 7000 năm rồi  ...
 
Theo nhà Nhân Chủng Học Eberhard đă khẳng định như sau :  ngay từ xưa đă thấy dấu vết người Việt trong tất cả miền Nam sông Dương Tử cũng như tại phương Nam và Đông Nam .  
 
Thời Thần Nông có 5 tiến bộ nổi bật là,
  1. Biết làm nông nghiệp (lúa nước)
  2. Biết dùng cây cỏ làm thuốc trị bệnh
  3. Biết nghề tầm tang để được mặc ấm
  4. Biết âm dương dịch lư, do Phục Hy phát kiến
  5. Biết luyện kim, chế tạo ra đồ đồng

Truyền thuyết kể rằng, cháu 3 đời họ Thần Nông là Đế Minh nhân lúc đi tuần du phương Nam th́ lấy con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục Kinh Dương Vương (con Thứ), phong cho cai quản phương Nam. Đế Minh lại phong cho con trưởng là Đế Nghi cai quản phương Bắc vùng Hoàng Hà. Đại ư nói lên cội nguồn Bách Việt là đa sắc tộc của cả 2 miền có mặt khắp mọi nơi trong thời cổ Trung Quốc .

Lúa nước ngày xưa trồng trên đất rừng và triền núi, chỉ trồng được vào mùa mưa tại những nơi mà mùa mưa kéo dài từ 4 đến 6 tháng trong năm, c̣n gọi là lúa rẫy. Lúa trồng trên ruộng cạn, phải có hệ thống và phương cách dẫn thủy nhập điền, nên c̣n gọi là lúa cấy . Hoặc, lúa trồng dưới ruộng sâu, đến mùa nước nổi bị ngập lụt từ 2 đến 5 mét , th́ cần phải trồng loại lúa thích ứng cao vượt theo ngọn nước dâng lên nên gọi là lúa sạ   ...   V́ thế công xuất trồng lúa nước ngày xưa đ̣i hỏi phải có kỷ thuật nông nghiệp tương xứng với kinh nghiệm về thời tiết, khí hậu, kỷ thuật từ gieo tới gặt, từ vận chuyễn đến lưu trữ, từ thô sản đến thành lương thực ... nhất nhất đều phải thích nghi, tương ứng, đ̣i hỏi một sự điều hợp tài t́nh. Tŕnh độ cư dân thời xưa mà được truyền dạy trồng lúa nước, đạt kỷ thuật nông nghiệp, tất người khai sáng và hướng dẫn xứng đáng được suy tôn là Thần Nông .

   ...  

Năm 1965, ông Chester German (thuộc khoa Khảo Cổ) phát hiện ở Hang Thần tại vùng Bắc Thái Lan có hóa thạch của vỏ lúa, đậu, mè, hồ tiêu, bí, dưa leo ... phân chất carbon xác định các di chỉ nầy có từ niên kỷ 3000 đến 6000 năm trước Công Nguyên (tCN), chứng cứ nầy đưa đến xác định là dân cư vùng Đông Nam Á biết trồng cây, trồng ngũ cốc, trồng lúa nước, trước tiên trên thế giới

Theo ông Needham th́ Thần Nông (tên gọi theo ngữ pháp, Việt) là nhân vật thần thoại liên quan mật thiết về nông nghiệp, vốn là của dân bản địa phương Nam.

Theo Lịch Sử Văn Hóa Trung Quốc của ông Đoàn Gia Kiên chủ biên, th́ "lúa đạo" được du nhập vào trồng tại vùng Trung Nguyên sông Hoàng Hà từ đời nhà Chu, thế kỷ XIII tCN . Căn cứ theo bút tích nầy ông Trần Ngọc Thêm, TVBSVHVN, suy diễn , có thể danh từ gạo là do từ "đạo" nầy mà có .

Việc tôn thờ Thần Nông là thủy tổ, chứng minh một trong những dấu vết của người Việt kế thừa những thành tựu của cơ tầng văn hóa Nam Á cổ xưa   ...   Theo GS Đinh Gia Khánh, đối với người Tàu th́ họ không hề coi Thần Nông là thủy tổ mà xem đó là một thiên đế quản lănh phương Nam . Thần Nông chỉ được những cư dân trồng lúa, và dân Lạc Việt đặc biệt tôn thờ .

 

3.2 Hồng Bàng Thị 

Theo Giáo Sư Herold J.Wiens, trong quyển "Han Chinese Expansion in South of China" viết : Theo ḍng sông Dương Tử, Viêm Việt đă vào trước, định cư khắp miền Thục Ba (thuộc Thanh Hải và Tây Khương ngày nay), trải rộng đến b́nh nguyên, dọc theo duyên hải phía Đông, vào đến tận trung lưu sông Hoàng Hà (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay) .

Theo Giáo Sư Lương Kim Định, trong quyển Triết Lư Cái Đ́nh *  : Tộc Việt vào thời thượng cổ đă có mặt khắp 3/4 nước Trung Quốc ngày nay. Thoạt kỳ thủy, Viêm tộc theo ḍng sông Dương Tử vào khai thác vùng Trường Giang, thất tỉnh là : Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy, và Chiết Giang. Rồi dần theo b́nh nguyên Hoa Bắc khai thác vùng Hoàng Hà lục tỉnh là : Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Thiễm Tây và Cam Túc. Phía Nam th́ lan tới lưu vực Việt Giang ngũ tỉnh gồm : Vân Nam, Quí Châu, Quăng Tây, Quăng Đông, và Phúc Kiến . Như vậy, Viêm Việt đă có mặt khắp nước Tàu cổ đại trước khi các dân tộc khác tràn vào . *référence của Trần Kim Khanh .

Theo Đại Việt Sử Kư Toàn Thư , kỷ Hồng Bàng thị (2878-258 tCN) đoạn thời gian dọc dài đến những 2260 năm , từ cuối đời Thần Nông (3320-3080 tCN) , trước thời Ngũ Đế hoa tộc cả 182 năm . Kế tục kỷ Hồng Bàng thị có kỷ Nhà Thục 50 năm (257-208 tCN) th́ bị Triệu Đà mang quân Tần sang thu hẹp lại c̣n vùng Lưỡng Quăng và Bắc Việt . Sau đó bị nhà Hán thôn tính, từ đó nước Việt bị Bắc thuộc lần nhất (111 tCN) . 

Kỷ Hồng Bàng Thị dựng nước, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ, có : Lộc Tục Kinh Dương Vương, Âu Cơ Lạc Long Quân . Đến 18 đời Hùng Vương đổi quốc hiệu là Văn Lang . Dân tộc Việt tôn thờ :

  • Thần Nông là thủy tổ các tộc phương Nam
  • Âu Cơ Lạc Long Quân là thủy tổ Bách Việt
  • Hùng Vương là thủy tổ Lạc Việt

Tên Lộc Tục, có nghĩa là kế tục thụ hưỡng lộc tinh thần từ tổ tiên truyền cho . Tước hiệu Kinh Dương Vương là đăm nhận vương vị Kinh Châu của vùng Hồ Quăng và Dương Châu vùng Giang Nam .

Hồng Bàng Thị , Thị là thị tộc của tộc dân cư, Hồng là giống chim lớn ở Dương Tử Giang, gọi là chim hồng . Bàng là cái nhà lớn . Hồng bàng Thị có nghĩa là, cái nhà lớn của cư dân dùng "chim làm vật tổ" trong giai đoạn đầu của Viêm Việt. Mải về sau, khi dân Việt trải dài dọc theo duyên hải th́ mới nhận vật tổ "Tiên Rồng"

Xích Quỉ là quốc hiệu đầu tiên từ thời Kinh Dương Vương , Quỉ là chủ lớn, quyền thế lớn (quỉ chủ). Xích là đỏ, màu đỏ chỉ phương Nam (theo Ngũ Hành th́ thuộc hành Hỏa). Ông Châu Diển nhà dịch học thời cổ, đă gọi nước Tàu thời xưa của thới Tam Hoàng là "Xích Huyện Thấn Châu" . Kỷ Hồng Bàng Thị có 3 đợt dựng nước kể ra như sau :

  1. thời "Nhân Sinh Đại Đồng" vào cuối thời Thần Nông lúc Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi ở phương Bắc. Đế Minh gom các bộ tộc Miêu, Thái, Việt về phương Nam tại vùng Ngũ Hồ Ngũ Lỉnh, lập thành 3 hệ giao cho Lộc Tục cai quản, Lộc Tục Kinh Dương Vương lập nên Kỷ Hồng Bàng Thị .
  2. Kinh Dương Vương an cư cho : hệ Âu Việt (Thái) ở Tứ Xuyên, Qui Châu, Vân Nam, Miến Điện. Hệ Miêu Việt ở các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây. Hệ Lạc Việt ở Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Dông, Quảng Tây, Bắc Việt, Trung Việt .
  3. Hùng Vương thứ nhất theo mẹ là Âu Cơ lên núi Phong Châu (Bạch Hạc) lập thành nước Văn Lang. Cùng với 17 đời Hùng Vương kế tục sự nghiệp Hồng Bàng Thị (theo GS Kim Định) .

Ở phương Bắc tại vùng Hoàng Hà, Hoa tộc từ Tây Bắc, Hiên Viên là tộc trưởng tổ chức bộ lạc liên minh tràn xuống chiếm cư tỉnh Hà Nam, tức hiệu Hoàng Đế, chấm dứt thời Tam Hoàng, lập nên thời đại mới, Ngũ Đế .

  • Ngũ Đế (2697-2208 tCN) trị v́ 489 năm bị nhà Hạ lên thay.
  • Nhà Hạ (2205-1783 tCN) trị v́ 422 năm th́ bị nhà Thương thay.
  • Nhà Thương-Ân (1783-1134 tCN) trị v́ 649 năm th́ nhà Chu thay.
  • Nhà Chu (1134-247 tCN) trải qua 3 giai đoạn là, Tây Chu (1134-722 tCN) trị v́ 362 năm, Xuân Thu (772-481 tCN) dai dẵng với 291 năm và Chiến Quốc (481-221 tCN) với 260 năm chinh chiến .

Từ thời Ngũ Đế đến cuối thời Tây Chu tổng cộng 1922 năm. Tại phương Bắc vùng Hoàng Hà có tranh ngôi vị, có thay đổi ngôi, có tổ chức thể chế như : Hoàng Đế, Vương vị ... thời Xuân Thu các bộ tộc phương Bắc, Trịnh, Triệu, Tề, Hàn, Tần ... danh gọi Chư Hầu xưng hùng tranh vương bá, tạo nên t́nh trạng chiến tranh triền miên .

Ở phương Nam vùng Dương Tử và phụ cận, Hồng Bàng Thị vẫn được b́nh an, có tiếp nhận cư dân chạy loạn về đấy cùng sinh sống. Thời chiến quốc (481-221 tCN) chiến tranh lan rộng thêm và lôi cuốn cả cư dân phương Nam. Tuy cùng chung gốc Bách Việt nhưng lại thẳng tay tiêu diệt nhau và tự làm suy yếu cho nhau, Việt diệt Ngô (Ngô Vương Phù Sai) vào năm 473 tCN ; Sở diệt Việt (Việt Vương Câu Tiển) vào năm 333 tCN.

Tần diệt Sở năm 221 tCN, thống nhất 2 phương Bắc Nam làm một, cai trị bằng tổ chức trung ương tập quyền.

Riêng Âu Lạc, An Dương Vương chiến thắng tướng Đồ Thư nhà Tần, giử được tự chủ ở mạn Hồng Hà Bắc Việt, trị v́ đến năm 208 tCN th́ bị Triệu Đà thôn t́nh lập thành Nam Việt .

   ...  

Truyền thuyết về Hồng Bàng Thị có trường phái dè dặt không tin, nhưng gần đây khảo cổ học đă chứng minh xác thực rằng, đă có cư dân ở mạn sông Hồng trước Công Nguyên (viết tắt là tCN) nhiều ngàn năm. Nhân Chủng Học, Dân Tộc Học và Cổ Sử Học đă xác định như sau :

  • Họ Thần Nông là Đức Hiệu trên đất nước Viễn Đông vào thời thượng cổ.
  • Đă có sự hiện diện của cư dân "đa sắc tộc" tại Trung Quốc, trước khi Hoa tộc từ Tây Bắc tràn xuống xâm cư.
  • Phương Bắc có thời Xuân Thu ly loạn v́ Hoa Tộc xâm chiếm từng tỉnh.
  • Phương Nam có thời chiến quốc với Sở-Ngô-Việt tự tiêu diệt lẫn nhau.
  • Từ Cam Túc Tây Bắc, nhà Tần nhất thống Trung Quốc vào năm 221 tCN.
  • Lạc Việt là cư dân chính thống trên mạn sông Hồng Bắc Việt từ 3000 năm tCN.
  • Chứng minh có nhiều tộc Việt là cư dân ngay trên đất nước Tàu dưới nhiều tên gọi như: Âu Việt, Điền Việt, Tây Âu ... tại miền Thục Ba ; Dương Việt, Mân Việt, U Việt, Kinh Man, Đông Việt ... tại vùng Trường Giang và Duyên Hải ; Nam Việt ... ở Lưỡng Quảng ; và Việt Thường, Lạc Việt, Việt Mường ... tại Bắc Việt .

Niên kỷ Hồng Bàng Thị (2878-258 tCN) có đến 2620 năm, nếu phân tích từ đời Lộc Tục Kinh Dương Vương và Sùng Lăm Lạc Long Quân, cộng với 18 đời Hùng Vương, vị chi là 20 đời. Ngày nay người chia 2620 cho 20 để có số b́nh quân 131 năm cho một đời vua Hùng ... căn cứ vào đáp số b́nh quân nầy biện lư là không thể có được ! v.v. và v.v. ...

Tiền nhân Việt cổ với truyền thuyết Hồng Bàng Thị c̣n có ngôn ngữ "Dịch Số Học" ! Theo âm dương dịch lư, các huyền số như : 1,2,3,5,7,9,12,15,45,55,100 không như thường nghĩa ... mỗi con số nầy đều có ư nghĩa riêng, nên mới gọi là "lư số" (xem chi tiết nơi chương V: Thái Nhất) .

Con số 18 đời Hùng Vương không nên hiểu là 18 lần truyền ngôi, mà phải hiểu là có rất nhiều đời liên tục không thể biết là bao nhiêu ? v́ là thượng cổ sử, các đời Hùng Vương đó đă nghiêm túc với văn hóa Việt cổ ! hành xử đúng theo đạo lư của con số 18 , như sau : Lộc Tục Kinh Dương Vương và Sùng Lăm Lạc Long Quân biểu trưng con số 2 với khởi nghĩa của "Âm Dương sinh" . Con số 18 đời Hùng Vương là biểu trưng 6 lần 3 = 18 , hoặc 9 lần 2 = 18 . Lư nghĩa của số 3 là thuyết Tam Tài, số 5 là thuyết Ngũ Hành và số 9 là biểu tượng Cửu Đỉnh, Cửu Trùng, là ngôi vị cao nhất trong thiên hạ, mà cũng thời mang ư nghĩa tôn trọng như : Cửu Thiên, Cửu Huyền, Nữ Cửu (nam thất nữ củu) ...

 

3.3 Âu Cơ Lạc Long Quân

Đế Nghi ở phương Bắc truyền ngôi cho con là Đế Lai, cai trị Bắc Phương. Nhân thiên hạ vô sự  bèn sai quân thần là Xuy Vưu thay ḿnh trông coi quốc sự, rồi đi tuần xuống nước Xích Quỉ ở phương Nam. Khi đó Long Quân đă về Thủy phủ, trong nước không có chúa. Đế Lai bèn để ái nữ là Âu Cơ và các thị tỳ ở lại nơi hành tại, rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc, các thứ đá quí, các cây trầm, đàn, cùng các sơn hào hải vật ... không thiếu thứ ǵ, c̣n khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng. Đế Lai rất ái mộ, vui mừng mà quên trở về   ...

Dân phương Nam khổ v́ bị người phương Bắc quấy nhiễu không sống yên ổ như xưa, mới cùng kêu gọi Long Quân rằng: "Bố ơi ! ở đâu mà để dân phương Bắc sách nhiễu dân phương Nam thế nầy" . Long Quân đột nhiên trở về, thấy Âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ lạ kỳ, trong ḷng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên mọc lên, Âu Cơ vui ḷng theo . Long Quân dấu Âu Cơ ở Long Đài Nham.

Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi t́m. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm h́nh vạn trạng, yêu tinh, quỷ dử, rồng rắn, hổ voi ... làm cho bọn đi t́m đều sợ hăi không dám sục sạo. Đế Lai đành trở về Bắc, truyền ngôi đến đời Du Vơng   ...   (Khi phương Bắc bị thay đổi chủ) Âu Cơ dẫn con về tới biên giới, Hoàng Đế cho binh ra giữ chặt cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về lại nước Nam   ...  

Truy nghĩa , Âu Cơ là bậc mẫu nghi tổ mẫu của Bách Việt. Âu là mẹ, loài chim Âu, âu ca, âu yếm (thương yêu) . Cơ là nền tảng, cơ cấu, cơ bản, ... cơ là một sự việc sắp xảy đến nhưng hăy c̣n trong ṿng manh nha chưa thành h́nh rơ ràng, như kích cốc pḥng cơ, thần cơ diệu toán, tri cơ tiến thoái tồn vong chi đạo  ...   Âu Cơ là nguyên lư mẹ, là nền tảng của Mẹ sinh, Mẹ dưỡng, Mẹ giáo huấn, là giọng ru xuất từ ḷng mẹ .

Sùng Lăm lạc Long Quân là con của Lộc Tục Kinh Dương Vương, cháu đời thứ năm của họ Thần Nông . Sùng là ưa chuộng, tín nhiệm, ái mộ, sùng kính, sùng đạo ... Lăm là hiểu biết tỏ tường cả 2 mặt trái phải nổi ch́m, lịch lăm, quyền uy. (Sùng Lăm, yêu kính tri thức). Lạc là vui, Long là rồng, Quân là vua. Lạc Long Quân là nguyên lư Cha, là tổ rồng của tộc Việt. Âu Cơ - Lạc Long Quân là biểu tượng tiên rồng, là biểu tượng Tâm Linh cho dân tộc Bách Việt , Lạc Việt .

Phân mục lược nghĩa :

  1. Đế Lai vua phương Bắc, đi tuần thú phương Nam không là vùng cai trị của ḿnh, ám chỉ đi lấn chiếm để săn lùng của quí hiếm.
  2. Để lại thị tỳ và Âu Cơ ở lại nơi hành tại, chỉ rỏ hành tại là nơi trú ngụ vừa sang đoạt.
  3. Lạc Long Quân phản ứng, lấy lại phần đă mất và bắt giữ Âu Cơ. Tại 3 phân mục vừa kể, chứng minh thời đó tuy cùng gốc Thần Nông nhưng đă bộc lộ tính lấn hiếp từ phương Bắc . 
  4. Âu Cơ vui ḷng kết duyên cùng Lạc Long Quân ở Long Đài Nham.
  5. Đế Lai t́m Âu Cơ không được nên quay về phương Bắc.
  6. Truyền ngôi cho Du Vơng.
  7. Âu Cơ sinh bộc 100 trứng, nở 100 con trai. Dẫn con về Bắc bị Hoàng Đế chận cữa ải không cho vào, phải quay về Nam. Sự kiện cho thấy phương Bắc đổi ngôi, và đổi luôn cả chủ, nên Âu Cơ và đàn con cố dành lại phương Bắc nhưng không được phải quay về Nam (Phần chi tiết nơi 3.4 Hoàng Đế diệt Xuy Vưu).

Truyền thuyết của kỳ duyên trai Nam gái Bắc đă thần thoại hóa Lạc Long Quân và kỳ diệu hóa gốc tích của tộc Bách Việt, ngụ ư cho biết những sắc tộc như Cữu Lê, Tam Miêu, Viêm Việt, ... đều chung một cội nguồn cho đến khi bị Hoa tộc tràn xuống xâm lăng, nên Âu Cơ và các con gấp gấp về cứu nhưng không kịp .

Đối ngược hoàn cảnh là trai Bắc gái Nam là truyền thuyết kể lại Mục Vương nhà Chu đi tuần thú phương Nam thương nàng Thịnh Cơ, nhưng bị ngăn cách bên nầy sông bên kia sông Dương Tử, thuyền sang không có ... may sao trời cũng chiều ḷng người, bao nhiêu con qui rùa bổng đâu ùn ùn kéo tới, tụ lại kết sang sát vào nhau thành cầu giúp cho Mục Vương và Thịnh Cơ tương hội.  Ngụ ư, mai qui (lưng rùa) tượng bầu trời, yếm qui(ngực rùa) tượng đất tức địa phương với 4 góc vuông vức. Nói lên sự đồng thuận của trời và đất .

Cả 2 huyền thoại nầy đều hàm ư biểu lộ sự trăn trở 2 miền Nam Bắc dưới áp lực 2 chế độ phụ hệ và mẫu hệ bị cách nhau nên không thể kết giao .

3.4 Hoàng Đế diệt Xuy Vưu
 

Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên mang chư hầu tới đánh phương Bắc, nhưng không được. Có người mách Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh, Xuy Vưu sợ hăi chạy ra đất Trác Lộc. Đế Du Vơng cùng Hiên Viên giao binh ở Phăn Tuyền, đánh ba trận đều bị thua, bị giáng phong ở đất Lạc Ấp và chết ở đó. Ḍng họ Thần Nông tới đây th́ hết  ...   (về sau) Âu Cơ cùng đàn con về Bắc, đến biên giới Hoàng Đế cho binh ra giữ chặc cửa ải, mẹ con Âu Cơ không về được nên quay lại nước Nam .

   ... (Lỉnh Nam Chích Quái)

Theo Trung Quốc Sử th́ căn cứ vào sử kư "Ngũ Đế Bản Kỷ" đến cuối đời Thần Nông, Hoàng Đế và chư hầu (bộ lạc liên minh) cùng Xuy Vưu đánh nhau ở Trác Lộc,  giết Xuy Vưu. Sách "Đại Đới Lễ Kư" viết, Hoàng Đế cùng Viêm Đế đánh nhau ở Bản Tuyền (Lỉnh Nam Chích Quái ghi là Phăn Tuyền).

Xuy Vưu và Tam Miêu đều là hiệu của người Cửu Lê, mà Viêm Đế và Tam Miêu cũng đều là họ Khương, c̣n Trác Lộc và Bản Tuyền cũng là một vùng đất ... Tung tích hoạt động của Hoàng Đế chép trong sách cổ là 2 tỉnh Sơn Tây và Hà Nam. Vào thời đó th́ các bộ lạc, bộ tộc, sử đều ghi chép là chư hầu, nhưng thật tế mỗi chư hầu dân số chỉ vơn vẹn như một thôn làng ngày nay.

Sử kư Tư Mă Thiên mượn lời Lư Tư nói : Ngũ Đế ngày xưa, đất chỉ vuông ngàn dặm, phần c̣n lại là đất của chư hầu (bộ lạc liên minh) và của Man Di (cư dân địa phương), họ có vào chầu hay không, thiên tử cũng không sao cai quản được .

Theo sử liệu vừa nêu, Hiên Viên là người khởi xướng tổ chức liên minh với 4 bộ lạc : Hổ, Báo, Hùng, Bi là dân du cư du mục vùng Tây Bắc, đến xâm chiếm tỉnh Hà Nam dẫn đến cuộc kịch chiến với sắc tộc dân bản địa ... Tộc trưởng Cửu Lê là Xuy Vưu (có sách chép là Si Vưu hoặc Xi Vưu) là thần tướng của Viêm Đế quyết liệt chống cự ... Truyền thuyết thuật lại rằng, lúc đầu Hiên Viên không thắng, có người chỉ dạy lấy da thú làm trống để làm lệnh, nhờ đó mới thắng. Hiên Viên giết Xuy Vưu tại Trác Lộc . Truyền thuyết mang ẩn ư, vào thời đó Hoa Tộc mới bắt đầu có trống da thú, chưa có trống đồng. Trống Đồng là sản phẩm của Bách Việt ... Tiếp liền theo là chiến tranh với Viêm Đế Du Vỏng tại Phản Tuyền, Du Vỏng thua, bị Hiên Viên giáng về Lạc Ấp. Du Vỏng chết ở đó. Họ Thần Nông đến đời Du Vỏng kể như chấm dứt. Hiên Viên tức vị Hoàng Đế năm 2697 tCN . Đây là Hoàng Đế đầu tiên của nước Tàu thời cổ .

Phân tích nghĩa chữ, Đế là xâm lăng, Hoàng là màu vàng. Sau khi chiếm cư, người của bộ tộc Hửu Hùng tự xưng là Hoàng Nhơn, là người có tóc vàng hoe đặc t́nh của dân Tây Bắc, phân biệt với Cửu Lê dân địa phương là tộc dân tóc màu đen. V́ trùng hợp với thuyết về Ngũ Hành của Dịch Lư, màu vàng là hành thổ thuộc trung cung, là chủ vị của 4 màu xanh, đỏ, trắng, đen . Dịch lư đă áp dụng trung cung dành cho bậc Đế Vương, nên từ đó danh từ Hoàng tự nó có nghĩa là màu bậc Vương Đế và gia tộc của họ th́ gọi là Hoàng Tộc .

Phản ứng của Viêm Tộc : Âu Cơ dẫn các con về đất Bắc . Về tới biên giới Hà Nam, Hoàng Đế cho binh ra giử chặt cửa ải, mẹ con Âu Cơ không về được nên quay lại nước Nam . Đoạn kể nầy cho thấy từ phương Nam có cuộc tiếp cứu Viêm Đế do Âu Cơ xuất lănh với 100 con (Bách Việt) nhưng không c̣n kịp nữa rồi ... phương Bắc đă bị đổi chủ ! măi đến cuối đời Đế Chuyên Húc th́ có Thuật Kế ḍng Thần Nông vùng lên tranh lại lănh địa nhưng tiếc thay lại không thành .

Các đời vua kế tục sau Hoàng Đế th́ tước vị chữ Đế th́ đổi ra trước như : Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn đây là cách gọi cú pháp theo ngôn ngữ Việt ... do chứng cứ nầy các vị học giả quả quyết rằng : Sau đời Hoàng Đế th́ văn hóa nông nghiệp đă đồng hóa được văn hóa du mục, bởi v́ phải nhờ vào các hiểu biết về kỷ thuật trồng trọt của dân gian vào thời đó, gia thêm vào văn minh của Dịch lư, nên đă trọn vẹn đồng hóa cả dân tộc Tây Bắc vào xâm cư . 

Sách Kỳ Môn Độn Giáp Đại Toàn Thư có câu :

  • Tích nhật Hoàng Đế chiến Si Vưu,
  • Trác Lộc kinh kim vị nhược hưu ... 

nghĩa là, ngày xưa Hoàng Đế đánh với Xuy Vưu tại Trác Lộc măi cho đến nay vẫn chưa xong chiến trận ... lời bàn nầy đại ư nói rằng, hai nền văn hóa du mục và nông nghiệp đan xen lẫn nhau và đồng hóa lẫn nhau, vơ hiếp văn, văn chế vơ, măi đến nay vẫn c̣n đang tiếp diễn bất phân thắng bại .

Thực tế mà nói th́ văn hóa du mục rất mạnh về vũ dũng, thắng làm chủ thua làm tớ ... Văn hóa nông nghiệp th́ ưa chuộng sự hài ḥa cùng thiên nhiên, phải biết sống theo thời tiết của mùa vụ, lâu dần mới biết quy luật thời tiết nên bắt buộc phải thấu hiểu được thiên nhiên, tất phải định cư rời rạc th́ mới kề cận được với ruộng nương, với đặc tính nầy th́ không thích tổ chức liên minh, tất phải yếu về vũ lực ...  du mục chuộng vơ, nông nghiệp chuộng văn, măi đến nay nguyên lư nầy vẫn không thay đổi .

Chứng minh cho luận cứ nầy, sử kư có kể, nước Tàu từ thời cổ đến Trung Quốc đương đại ngày nay, đă trải qua nhiều lần bị các tộc dân du mục Tây Bắc và miền Bắc xâm lăng :

  1. Hoàng Đế Hiên Viên, hoa tộc (2679 tCN), cùng một số bộ lạc liên minh gọi là chư hầu, chiếm cứ Hà Nam Và Sơn Tây lập thành triều đại Ngũ Đế kéo dài 489 năm.
  2. Nhà Tây Chu, gốc dân du mục Thiễm Tây (1134 tCN), thôn tính nhà Thương-Ân trị v́ 324 năm.
  3. Hung Nô, Khiết Đan (sau đổi là Liêu) và Kim (nguyên là tộc Nữ Chân miền Bắc) xâm lăng nước Tàu vào thời nhà Tống (960-1279 sCN).
  4. Nhà Nguyên, tức Mông Cổ thuộc Tây Bắc (1279-1368 sCN) chiếm lănh cả nước Tàu sát nhập luôn vào Ngpại Mông trị v́ 89 năm.
  5. Nhà Thanh, Măn Châu miền Bắc (1616-1911) xâm chiếm toàn bộ nước Tàu kể cả ngoại Mông, và sát nhập chung vào Măn Châu trị v́ 295 năm.

Nhưng chung cuộc và tất yếu về sau, tộc dân bị trị đă đồng hóa được tộc dân xâm lăng bằng văn hóa nông nghiệp với thuyết "Âm Dương Dịch Lư" . Tất cả các tộc dân bản địa cùng tộc dân xâm lăng kết thành hỗn chủng rồi hợp chủng, xây dựng một đất nước đa chủng tộc cho ngày nay. Riêng Lạc Việt, kể từ ngày Hùng Vương lập Quốc tại sông Hồng Bắc Việt vẫn giữ được tự chủ .

Với người Tàu th́ Hoàng Đế là thủy tổ Hoa tộc, là người khai quốc Trung Hoa thời cổ. Nhưng đối với Viêm Việt th́ Hoàng Đế là kẻ xâm lăng, giết Xuy Vưu tại Trác Lộc, bại Viêm Đế tại Phản Tuyền, giáng Du Vỏng về Lạc Ấp, là kẻ chấm dứt họ Thần Nông nơi đất Bắc.

Theo dẫn luận trên, có truyền thuyết cho rằng tên hiệu Si Vưu thực ra là Quan Trung. Sau khi toàn thắng th́ Hiên Viên viết lại , gia thêm chữ Sơn vào bên trên và c̣ng chân bên dưới, để đọc chữ Trung thành chữ Si (ngốc), c̣n chữ Quang th́ viết bớt đi một nét th́ đọc thành chữ Vưu (oán). Si Vưu là oán hờn si ngốc   ...   bởi từ thuyết nầy, có người giă định rằng, Nhà Tây Sơn áo văi Nguyễn Huệ lấy hiệu là Quan Trung để nhớ lại vị tổ xưa, đồng thời lại cố t́nh lấy cờ hiệu Si Vưu nền đỏ ṿng tṛn vàng ở giữa, làm cờ hiệu cho ḿnh để quyết thắng trận Đống Đa rữa được hận xưa .

 
 
3.5 Tiếng gọi Đồng Bào
 
 
Khi có lời hiệu quốc dân, các nước trên thế giới kể cả Trung Quốc đều không có tiếng gọi "Đồng Bào", duy nhất chỉ có Việt Nam . Nghĩa đen, "Đồng" là cùng chung, "Bào" là bào thai. Tiền nhân chúng ta hết ḷng trân trọng truyền thuyết mẹ Âu Cơ, dùng nội dung câu chuyện với nhiều ẩn nghĩa để làm di ngôn truyền đạt lại các hệ kế thừa   ...   nhờ thế, tuy tích truyện đă trăi qua nhiều ngàn năm mà 2 tiếng gọi "Đồng Bào" vẫn không giảm đi tính chất thiên liêng đầy huyền vi tộc hệ .
 
Truyện kể, Âu Cơ đẻ ra một bọc lớn cho là điềm bất tường nên vứt ra cánh đồng, qua 7 ngày, bọc vỡ ra một trăm trứng, 100 trứng nở ra 100 con trai   ...   Trăm người con trai đó chính là tổ tiên Bách Việt vậy !
 
Đoạn huyền sử nầy có 5 cụm từ ẩn nghĩa, căn cứ vào từng đoạn, từng câu, tất phần luận giăi phải hiển thị bằng được cái "Chân" của huyền sử muốn truyền đạt lại những ǵ ?
  1. Âu Cơ đẻ ra một bọc lớn , theo khoa dân tộc học, từ thưở hoang sơ loài người đă từng bước phát triển theo tổ chức tự nhiên: Thị Tộc, Bộ Tộc, Bào Tộc, Bộ Lạc, Cộng Đồng vùng, Cộng Đồng miền, Cộng Dồng xứ. Chủ vị của mỗi tổ chức, măi cho đến thời có chữ viết th́ văn nhân sau nầy có danh từ tôn vinh thành nhiều tên gọi như: Tù Trưởng, Nữ Hoàng, Vua, Chúa, Hoàng Đế, Vương, Bá, Tước, Nam, Hầu ... Âu Cơ và Lạc Long Quân kế tục thời Tam Hoàng, đồng thời với Ngũ Đế, theo tổ chức Thị Tộc Mẫu Hệ, huyết thống tính theo họ mẹ. Thị tộc mẫu hệ tất phải phối hợp với người không cùng huyết thống và như thế tiến dần thành Bào Tộc, là một tổ chức của nhiều Thị Tộc cùng mang chung một vật Tổ, Thị Tộc gốc là Thị Tộc Mẹ . Dựa theo khoa dân tộc học th́ Âu Cơ đẻ ra một bộc lớn, nghĩa là Âu Cơ là Thị Tộc Gốc, là Thị Tộc Mẹ, của một Bào Tộc vào thời đó .
  2. Vứt ra cánh đồng , Khảo cổ học đă xác định, Dân cư vùng Đông Nam Á đă biết trồng cây, ngũ cốc, lúa, đă hơn 6000 năm. Chứng cớ trồng lúa nước trước tiên trên thế giới ! dẫn giăi ẩn nghĩa "Vứt ra cánh đồng" ...   theo nghĩa hẹp là nghề nông, theo nghĩa rộng là Đất, là Nước là điều kiện của trồng trọt cho sự sống. Từ 2 chữ Đất Nước nầy mà sau nầy phát sinh thành Làng Nước, Nhà Nước, ...  Cái bọc lớn Âu Cơ vứt ra cánh đồng, được cánh đồng chứa nhận và dưỡng nuôi, nhờ vào sinh khí nông nghiệp mà bào thai mới dưỡng được 100 trứng (thuộc bậc sinh), nhờ tinh khí của "cánh đồng" 100 trứng nở ra 100 con trai (thuộc bậc thành). Nội dung nhằm tôn tạo 2 bậc sinh-thành cho một Bào Tộc, đồng lúc nói lên sự kết tinh huyền diệu của ngành trồng lúa nước đối với con người. Nhờ bởi công đức thần nông nầy mà Bào Tộc Bách Việt đă toàn vẹn và xuyên suốt đến ngày nay .
  3. Qua 7 ngày , là ư nghĩa sự hoàn tất một chu tŕnh 7 cấp độ hoàn thiện cho "Bào Tộc Bách Việt". Đối với dân gian con số 7 tương ứng một tuần nhật, 7 hành tinh, 7 cấp độ ... xem chi tiết về lư giăi con số 7 nới chương V Thái Nhất. Tại mục nấy chỉ dẫn chứng một vài biểu tượng huyền niệm về con số 7 mà dân tộc Việt cùng các tôn giáo lớn đặc biệt tôn trọng như sau : truyền thống thờ cúng tổ tiên của người Việt, tang lể người cho người chết thường phải cầu siêu cúng kiến 7 thất. Mỗi thất bắt đầu vào ngày thứ 7 kể từ ngày hóa (chết) tổng cộng là 7 x 7 = 49 ngày ... Theo Phật Giáo, Phật Thích Ca được sinh ra trong bọc, bọc vở ra, Phật bước đi liền 7 bước. Sau tu thiền dưới cội Bồ Đề 47 (7 x 7) ngày th́ đắc đạo, trong Kinh Phật c̣n rất nhiều ẩn tích về con số 7   ...   Theo Công Giáo, Đức Chúa Trời sáng tạo ra thế giới trong ṿng 6 ngày, đến ngày thứ 7 th́ nghỉ ngơi nên gọi là ngày Chúa Nhật (ngày của Chúa), trong Cựu Ước c̣n rất nhiều đỉn tích về con số 7  ...   Theo Hồi Giáo, khi hành hương về La Mecque th́ phải thực hiện đủ 7 ṿng đi quanh Ka'Ba và 7 hành tŕnh đi giữa các núi Cafá và Marnia  ...  
  4. Bọc vỡ ra 100 trứng , trứng là danh từ biểu tượng bắt đầu chu kỳ của một đợt "sinh" của một sự vật. Số 100 là biểu tượng huyền vi, c̣n gọi là Bách. Nghĩa triết học của 100 trứng, th́ Dịch lư học có ghi đầy đủ chi tiết nơi Hà Đồ và Lạc Thư   ...   Hà Đồ là một môn số học trong Dịch lư để cụ thể hóa về sự sinh hóa của trời, bắt đầu của mọi sự sống, trong Hà Đồ có 10 con số biểu thị bằng 2 chấm: Âm (màu đen) và Dương (màu trắng), 10 con số nầy gốm có từ 1 đến 10, chia ra nằm theo 5 chổ cố định trong h́nh vuông của Hà Đồ, phân ra thành 4 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và chính giữa gọi là Trung Cung. Cộng hết lại các số từ 1 đến 10 của 5 chổ trên Hà Đồ, 1+2+3+4+5+6+7+8+9+10 = 55   ...     Lạc Thư là môn số học của Dịch lư khẳng định về sự nuôi dưỡng của đất bằng 9 con số gồm từ 1 đến 9. chia ra nằm vào 4 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) của Lạc Thư, khác với Hà Đồ, Lạc Thư không có Trung Cung. Cộng hết 9 con số từ 1 đến 9 của Lạc Thư ta có 45 . Tổng số của Hà Đồ 55 và Lạc Thư 45 là con số 100, c̣n gọi là Bách. Nên nghĩa triết của chữ Bách c̣n là lời chúc tụng thụ hưởng được ân phước của Trời 55 và Đất 45. Phong tục Việt Nam từ ngàn xưa đă có câu chúc Tết và mừng thọ ông bà bằng câu : "Bách niên giai lăo". Ngược lại đối tang chay th́ sau thất tuần 49 ngày th́ đến lể cúng (thiên địa) 100 ngày  ... huyền diệu thay ! con số 100, hay chữ Bách, nhất nhất đều từ nghĩa triết nầy mà thành vậy.
  5. Vở ra 100 con trai , tại sao lại là con trai ? chúng ta phải trở về khoa chiết tự để thông suốt ẩn nghĩa nầy. Chữ Nam th́ trên là chữ điền, dưới là chữ lực, chữ lực được viết theo h́nh tượng của cái ŕu. Chữ nầy, Việt Nho và Hán tự cho đến nay vẫn giử nguyên không thêm bớt, nói rơ ư : Nam tất phải làm ruộng bằng sức lực với cái ŕu  ...   Chữ Việt là Tộc Việt, bên trên là chữ điền ḷng vào bộ mễ (gạo) bên dưới là chữ tượng h́nh lưỡi ŕu , ư nói : tộc Việt có đất trồng lúa nước (nghĩa là có giang sơn riêng và cơm no áo ấm) ! Đến thời Hán th́ bị gia thêm vào bên trái bộ tẫu (vượt) và bên phải là chữ múa ŕu theo như trống đồng của Lạc Việt, nhằm để bôi xóa đi gốc tích quê cha đất tổ, nên không c̣n mang đúng ư nghĩa của cha ông. Tiền nhân tộc Việt cố ư dụng ẫn ngữ nơi danh từ "Con Trai" để biểu trưng cho danh từ "Việt", 100 con trai là 100 Việt là sự kết tinh của bào tộc Bách Việt vậy .

 

***

Tiếng gọi "Đồng Bào" là kim chỉ Nam đưa dựng dẫn lối cho con cháu Việt tộc lần ṃ theo huyền vi tộc hệ về lại nguồn cội theo những dấu vết như sau :

  1. Thị tộc Âu Cơ là Thị Tộc gốc, là Thị Tộc Mẹ
  2. Hấp thu tính chất nông nghiệp dưỡng nuôi nhờ thế phát triển thành Bào Tộc.
  3. Kinh qua 7 cấp độ siêu nhiên (qua 7 ngày), hoàn thiện từ cơ sinh (trứng), chu tất đến lúc thành vụ (nở con).
  4. Tiếp nhận đưọc đầy đủ nguyên khí của Trời (55) và Đất (45) nên hiển thị bằng con số 100.
  5. Chính ngay căn cơ nầy, mà "Bào Tộc Bách Việt" đưọc Mẹ Âu Cơ hoàn thành.

"Đồng Bào"... 2 tiếng nói khơi động bao nhiêu là t́nh ... t́nh ngựi, t́nh dân tộc, t́nh bào tộc, t́nh tộc hệ, ... mà tổ tiên chúng ta ẩn dụ trong truyền thuyết "Âu Cơ Lạc Long Quân" mang âm vang rung động đi xuyên suốt vào không thời gian thâm nhập vào ḍng máu dân Việt làm cho con cháu ta ngày nay khi nghe đến 2 tiếng gọi "Đồng Bào" tâm tư  dâng trào xao xuyến một niềm cảm ứng huyền diệu ... một dấu ấn thiêng liêng mà chỉ duy nhất dân tộc Việt mới có ! 

Hỡi Đồng Bào ... khi nghe tiếng gọi nầy chúng ta cảm thấy gần gủi với vô biên , cuốn hút vào lịch sử , trở về với t́nh gia tộc, ông bà cha mẹ, anh em, t́nh họ hàng, t́nh lân cận của xóm làng, bao nhiêu tổ tiên của chúng ta từ bao ngàn năm trưóc phút chốc h́nh như đang hiện diện ở bên ta ... một sự ấm cúng thiêng liêng mà chỉ người Việt của chúng ta mới giao ḥa quyện lẫn vào nhau kết hợp lại thành một ... cái một của một dân tộc bất biến và trường tồn qua mọi bể dâu ... cái một của sự hoàn nhất ... một ḍng máu, một tâm tư  ... chúng ta là ruột thịt với nhau .

Phải chăng khi xưa ... dân phương Nam trong cơn nguy kịch đă cầu cứu Lạc Long Quân bằng sợi giây anh linh nầy ?

 
 
   3.6 Vật Tổ Tiên Rồng
 
Mỗi một vật biểu đều có đặc tính riêng biệt, nhiều nước đă chọn ngay tính chất đặc thù nầy làm biểu tượng cho dân tộc và đất nước họ, sự tinh chọn nầy đă thành nét văn hoá truyền thống, như:
* Vật biểu nước Pháp chọn "gà trống"(Gaulus) đặc trưng kiêu dũng bất cứ đâu.
* Vật biểu nước Mỷ và Đức là "chim Đại Bàng" biểu tượng chúc tể không gian.
* Vật biểu Ấn Độ là "voi" đặc trưng sức mạnh và đời sống cộng đồng đầm ấm.
* Nước Tàu thời Hoàng Đế là "bạch hổ", thời nhà Chu trở đi mới chọn vật biểu là "rồng".
 
 
Thông thường mỗi nước trên thế giới chỉ chọn một vật biểu cho đất nước họ, đặc biệt và duy nhất chỉ có dân tộc Việt chọn đến 2 vật biểu là, Tiên Rồng song hành, và c̣n suy tôn vật biểu vượt lên thành vật Tổ, truyền thuyết dẫn tích như sau :
Truyện kể :   ...   Hoàng Đế cho quân giữ chặc cửa ải. mẹ con Âu Cơ không thể về phương bắc được, bèn quay trở lại nước Nam. Long Quân từ thủy phủ trở về gặp lại Âu Cơ ở đất Tương. Long Quân nói : Ta là ṇi rồng đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên sống ở trên đất, tuy nhờ khí âm dương giao hợp mà sinh con, nhưng thủy hỏa tương khắc, giống ḍng bất đồng, khó mà ở với nhau lâu được, nay phải chia ly. Ta đem 50 con về thủy phủ chia trị các xứ, 50 con theo nàng về ở trên đất, chia nước ra mà trị. Lên núi xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên   ...  
 
Những cụm từ trên dẫn giải như sau :
  • Đất Tương : Tương có nghĩa là cùng nhau, với nhau, như nhau, tương thân, tương hội, tương ái ... nghĩa theo truyện là sự tương hội, gặp lại, tái ngộ. Theo Địa Dư Chí, là tên của con sông Tương thuộc tỉnh Hồ Nam Trung Quốc (vùng Động Đ́nh Hồ), tục truyền khi vua Thuấn băng hà, hai người vợ của vua Thuấn là Nga Hoàng và Nữ Anh ngồi bên sông Tương khóc chồng. Như vậy, tương c̣n có nghĩa là tương tư, nhớ mong, quyến luyến ... Truyền thuyết có dung ư chỉ định móc giới "Đất Nước" ở vùng Động Đ́nh Hồ thuộc sông Dương Tử. Cho nên Hùng Vương thứ nhất khi lập nước Văn Lang cho tộc Việt có ghi rơ, Động Đ́nh Hồ là ranh giới phía Bắc.
  • Ta là ṇi Rồng, Nàng là giống Tiên : Thời Thượng Cổ, tộc Việt ven biển là tiền thể của nước Ngô, nước Việt của thời Xuân Thu Chiến Quốc (772tCN). Tộc Việt cắt tóc ngắn xâm ḿnh, sống lưu cư từ Giang Tô đến Chiết Giang, nương theo gió mùa thuận gịng hải lưu t́m kế sinh nhai dọc theo miền duyên hải từ Bắc xuống Nam ... Phương tiện sinh hoạt của tộc Việt là dùng thuyền, h́nh giao long nằm ngửa, di chuyển th́ chèo, dùng bườm, đến nơi nào có nhiều lương thực th́ tạm cư, tâm ngụ ... Truyền thuyết có kể : Kinh Dương Vương về thủy phủ "không trở lại nữa", Lạc Long Quân th́ thường ở thủy phủ, nhưng đến khi có lời cầu cứu của con dân th́ mới trở về đất liền   ...  Thủy phủ có nghĩa là miền "nước", Rồng là chúa tể của những nơi nào có nước, người thời nay gọi là thuồng luồng, cá xấu, giao long, khủng long, ... nên Lạc Long Quân xác định : "Ta là ṇi Rồng, sống ở miền nước" là từ gốc tích nầy . Âu Cơ là ái nữ của Đế Lai thuộc Viêm Tộc họ Thần Nông, sinh quán vùng trung lưu sông Hoàng Hà thuộc miền "đất" (núi). Viêm tộc đốt rừng phá rẩy để trồng lúa. Chữ Việt Nho thời cổ viết 2 chữ hỏa ghép lại thành chữ Viêm, đến ngày lể hội th́ cư dân miền đất thường dùng lông chim (vủ y) để làm trang phục và mủ đội đầu. Thị tộc nghi mẫu được bào tộc tôn vinh là Tiên nên dùng "Chim" làm biểu tượng, nên căn cứ vào sinh hoạt và trang phục của Viêm tộc nên Lạc Long Quân đă nói : "Nàng là giống Tiên, sống ở trên đất". Thật ra từ cổ chí kim, chưa ai gặp Tiên Rồng bao giờ, thế nhưng ... trong kho tàng chuyện cổ thế giới hầu hết đều có chuyện Tiên Rồng từ thời thượng cổ sử của loài người cả Đông lẩn Tây như Kinh Thánh đă có đề cập đến, và Kinh Dịch cũng vậy. Cái chung của Đông Tây là từ cái không có tiên rồng mà thành ra cái có tiên rồng, biểu hiện được cái vô h́nh thành cái hữu h́nh, Đông và Tây cùng một mục đích : hướng Thiện và răn đe tội ác ... Tây phương h́nh dung tiên nữ hiện ra dưới dạng hải âu, thiên nga, bạch hạc, bạch câu ... hoặc là một nàng kiều nữ, em bé với đôi cánh thiên nga ... tiên của phương tây là thiên thần, thừa sai của Đức Chúa Trời, chuyên làm điều thiện.  Cũng vậy, phương Đông cũng cho tiên là người của thiên đ́nh, nhưng c̣n công nhận là con người tu luyện điều thiện lâu năm th́ thành tiên. Tiên nữ phương Đông thường hóa thân thành chim Loan, chim Phụng, di chuyễn lướt trên mây, nhưng lại không có mang đôi cánh thiên nga (theo như phương Tây). Ngược lại, con người tu luyện điều ác lâu năm th́ thành chằng tinh, yêu quái ... phương Tây cũng tương tự với quỷ Satan, phù thủy ... Rồng là con vật hiển linh và biến hóa,  tận mây xanh th́ là rồng bay (phi long),  dưới nước gọi là rồng nước (thủy long), trên mặt đất th́ là Con Lân, trong hang động th́ lại là khủng long. H́nh tượng con rồng là, đầu sừng nai, mắt lồi, mủi lỏ, hàm ngựa, râu quay bị, cổ vươn cao, thân óng, lưng văy cá, bụng văy rắn, bốn chân thằng lằng, đuôi cá sấu, và toàn thân con rồng dài đến hàng chục mét   ...     Người Tây phương ấn tượng con rồng có 3 đầu hay 9 đầu thường là canh giử kho báu, giết được nó th́ làm chủ kho tàng. Kitô giáo quan niệm rồng là đội quân của Lucifer (satan) đối địch với đội quân thiên thần của Đức Chúa Trời   ...   Người Đông phương quan niệm rồng là vật tác phúc, tác động làm mưa như chuyện cổ tích "Cá Hóa Long" (xem cả chuyện nơi chương X: Người Việt), đồng thời tôn vinh rồng là vật xuất chúng, đầy quyền uy cái thế, nên tất cả các biểu thị của rồng đều được bậc Vua Chúa đang trị v́ tranh thủ làm biểu tượng cho riêng ḿnh. Ngoài ra tại các lễ hội và trong các cuộc vui lớn, dân gian phương Đông tổ chức múa lân (múa rồng) thay lời chúc phúc cao cả nhất, mong cầu được thăng thiên như rồng, nghĩa là, cuộc sống ngời tất thắng được bản ngă nhờ vậy vượt trùm lên được mọi mâu thuẩn thuận nghịch trên đời   ...  
  • 50 con theo mẹ, 50 con theo cha ! theo dịch số con số 50 th́ căn gốc từ con số 5 (5 x 10 = 50) là con số đại diện cho thuyết Ngũ Hành là triết thuyết áp dụng cho lối sống trung ḥa của con Người (xem chương VIII:Ngũ Hành). mang lại sự an tâm, sự b́nh an cho cuộc sống, thuyết nầy viết, "An thổ đôn hồ nhân, cố nhân ái" nghĩa là, an sống tại cung thổ để củng cố tính người th́ bền chặc được t́nh người .

Dân Việt tôn vinh "Tộc trưởng" là Thị Tộc, Thị Tộc Gốc, là "Tiên" h́nh dung qua niềm tin các vị tu tiên trên núi cao, và Cha là "Rồng" với quyền năng bay vượt và làm mưa, ban mầm sinh lực cho vạn vật và nhất là ruộng nương. Tiên là vật biểu của miền "Đất" và Rồng là vật biểu của miền "Nước", "Tiên Rồng" biểu tượng thành "Đất Nước" mà măi đến ngày nay dân tộc vẫn tự hào với vật biểu "Tiên Rồng" cho một "Đất Nước" kinh qua bao ngàn năm văn hiến (xem chương III: Nước) .

Theo Dịch Lư, đặc trưng ngôn từ "Vật Tổ Tiên Rồng" là tính năng hội tựu đầy đủ âm dương song hành, hoàn thiện một chu tŕnh cả sinh lẫn thành cho "Bào Tộc Bách Việt" (xem chương VI: Lưỡng Cực). Nét đặc thù siêu nhiên nầy phát sinh từ sự không có Tiên không có Rồng , mà văn hóa huyền sử toàn cầu lại khẳng định có Tiên có Rồng , tự nó đă nói lên một triết lư nhân sinh cho thấy "cái Không ẩn tàng trong cái , và cái phát xuất từ cái Không" dẫn lư nầy phải chăng luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam chúng ta ngày nay .

 
 
 
   3.7   Hùng Vương và Lạc Việt  
 
Truyện kể : Âu cơ và năm mươi con về ở đất Phong Châu (Bạch Hạc) suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Ba Thục, Bắc giáp Động Đ́nh Hồ, và Nam đến Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành).

Chia nước ra làm 15 bộ (c̣n gọi là Quận) như sau : Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang,  Tượng Quận .

 Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm Tướng Văn gọi là Lạc Hầu, và Tướng Vơ gọi là Lạc Tướng.

Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương.

Trăm quan gọi là Hồ Chính, Thần Bộc. Nữ , lệ gọi là Xảo Xứng (hay nô tỳ). Bề tôi gọi là hổn.

Đời đời cha truyền con nối, gọi là phụ đạo, vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương không hề thay đổi   ...   "Trăm người con trai đó chính là tổ tiên Bách Việt vậy". 

Sử chép : Hùng Vương, con Lạc Long Quân không rơ tên húy, đóng đô ở Phong Châu lấy quốc hiệu là Văn Lang. Địa giới (như đă kể ở trên), chia nước ra làm 15 bộ, thời vua Nghiêu, Việt Thường có gởi tặng Con Qui trên lưng có khắc chữ. Đời Hùng Vương thứ 6, Phù Đổng Thiên Vương phá giặc Ân. Đời Thành Vương nhà Chu, Việt Thường có gởi tặng Chim Trỉ. Đời Hùng Vương thứ 18, Thục Phán hiệu là An Dương Vương thay Hùng Vương lập nên nhà Thục, An Dương Vương đổi quốc hiệu lại thành Âu Lạc . 

Khảo Cổ Học, theo LSQSVN/Tập I : Dấu tích khảo cổ học với di chỉ văn hóa Phùng Nguyên từ thế kỷ thứ 14 tCN đến thế kỷ thứ I sCN, đă chúng minh khá rơ Cội Nguồn tộc Việt tại vùng sông Hồng, sông Mă, sông Lam .

Theo TDCCVHC/Gs Hà Văn Tấn : Thông qua khảo cổ th́ các di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên khai quật được ở Vỉnh Phú, Hà Tây, Hà Bắc, Hà Nội, Hải Pḥng, Tuyên Quang, được gọi là văn hóa tiền Đông Sơn, kết với văn hóa Đông Sơn th́ hợp thành hệ thống văn hóa sông Hồng mà chủ nhân của nền văn hóa nầy là Lạc Việt, Lạc Việt cũng là tổ tiên của người Mường Việt hiện nay. Cơ bản văn hóa Đông Sơn thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc-Trung-Bộ Việt Nam. Lạc Việt chẳng những là tổ tiên của tộc Mường Việt, theo nhiều thư tịch củ của Trung Quốc có nói đến Lạc Việt là tộc danh chính thức mà người ta được biết, người Lạc Việt có ở Quăng Đông, Quăng Tây, Quí Châu, Hải Nam và cả vùng sông Hán nữa .

Căn cứ theo luận giăi trên, để có thêm lư chứng, chúng ta nên khảo cứu thêm 4 tiểu mục như sau : 1. Niên Đại Hùng Vương ? 2. Quốc hiệu Văn Lang ? 3. Chia nước ra thành 15 bộ ? 4. Phù Đổng Thiên Vương ?

  1. Niên Đại Hùng Vương

Vào thời thượng cổ sử, từ Hồng Bàng thị đến Âu Cơ Lạc Long Quân và 18 đời Hùng Vương, dẩn tích Lạc Việt là một chi tộc của Bách Việt, của Viêm Tộc, Miêu Tộc Cửu Lê. Khoa khảo cổ học cũng chứng minh từ 7000 năm tCN đă có người sinh sống trên sông Hồng, sông Mă, sông Lam, Bắc Việt, đă có cư dân bản địa, với văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đông Sơn. Niên đại thời cổ sử của đất nước tộc Việt trước Công Nguyên như sau :

Năm 2876 tCN : Họ Hồng Bàng, Kinh Dương Vương, Âu Cơ Lạc Long Quân.

Năm 2809 tCN : Hùng Vương thứ I , quốc hiệu Văn Lang.

Năm 258 tCN : Hùng Vương thứ XVIII.

Năm 257 tCN : An Dương Vương thay Hùng Vương, quốc hiệu Âu Lạc.

Năm 207 tCN : Triệu Đà chiếm Âu Lạc, quốc hiệu Nam Việt

Năm 111 tCN : Hậu duệ Triệu Đà thần phục nhà Hán, nước Việt bị Bắc thuộc hơn 1000 năm kể từ đây.

Vào thời Tần Hán, kế sách Hán hóa đă là quốc nạn của tộc Việt, những ǵ là tàng tích, kinh điển, văn hóa, văn chương của tộc Việt đều bị quân xâm lăng nhà Tần, và quam cai trị nhà Hán cướp sạch, phá sạch, đốt sạch, ai tàng trữ hay cất dấu đều bị tội chém đầu. Mă Viện tịch thu hàng núi trống đồng đem về Vân Nam chỉ để đúc ngựa. Bắt dân Việt học chữ Hán suốt hơn 1000 năm nhằm mục đích Hán hóa cho nên người Việt đối kháng Trung Quốc bắt nguồn từ thời nầy.

Để đối phó lại quốc nạn, văn ngôn truyền miệng được người Việt phổ biến rộng dưới nhiều dạng, thần thoại, truyền kỳ, điển tích, sự tích, cổ tích, ... măi đến khi giành lại độc lập mới dược ghi chép lại trong Việt Điện U Linh và Lĩnh Nam Chích Quái. Trong thời Hùng Vương có rất nhiều chuyện di ngôn di huấn, điển h́nh là truyện Lang Liêu : "Bánh Dầy Bánh Chưng", đă luôn là biểu tượng tại các kỳ "Lể Hội và Giổ Tổ Hùng Vương", ư nghĩa của truyện như sau :

Bánh Dầy biểu tượng "Trời sinh" (Bánh làm bằng bột nếp, h́nh tṛn như bầu trời). Bánh Chưng biểu tượng "Đất dưỡng" (Bánh làm bằng bột nếp, nhân đậu xanh, bánh h́nh vuông tượng đất). Tạo thành phẫm vật phải có "Nhân ḥa" (con người tiếp nối ḥa hợp thành thức ăn). Tổng hợp "Thiên sinh, Địa dưỡng, Nhân ḥa" là thuyết Tam Tài "Thiên Địa Nhân" của Âm Dương Dịch Lư. Dân Việt ḿnh hay dùng lời chúc lành "Mẹ tṛn Con vuông" là từ lư nghĩa nầy mà ra.

Truyền thống Lể Hội Giổ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm Lịch hằng năm thường tổ chức ngay trên địa danh xưa Vua Hùng đă thiết lập kinh đô, nay thuộc xă Hy Cương, Huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú.

Theo ĐH&LHĐH/Vũ Ngọc Khánh , Nói đến Đền Hùng là nói đến cả Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng, Chùa Thiên Quang, Lăng Vua Hùng, tất cả đều quây quần trên núi Ngũ Lỉnh. Truyền thuyết nói tại Đền Hạ, Bà Âu Cơ sinh ra "bọc trăm trứng" nở ra "trăm con trai". Đền Trung ngang sườn núi Ngũ Lỉnh lá nơi Lang Liêu dâng "Bánh Dầy Bánh Chưng" lên vua cha vào ngày Tết. Đền Thượng là nơi Vua Hùng thứ VI lập đền thờ Thánh Gióng sau khi phá giặc Ân. Nằm bên phải Đền Hạ là Chùa Thiên Quang, bên trái Đền Hạ là Đền Giếng là nơi hai nàng Công Chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa soi bóng xuống mặt nước, giếng sâu độ 3 mét, nước rất trong, quanh năm không bao giờ cạn.

Theo ĐH&LHĐH/Mai Trang, Vĩnh Phú là đất tổ Hùng Vương, thời nhà Lê ngoài đền chính người ta đă thống kê được 944 điểm thờ Vua Hùng : Hưng Hóa 158 điểm, Kinh Bắc 158 điểm, Hải Dương 112 điểm, Thanh Hóa 261 điểm, Sơn Nam 231 điểm, Nghệ An 70 điểm, và hiện nay tại Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Vũng Tàu, Nha Trang, Lâm Đồng, Tiền Giang đă có thêm một số đền thờ Vua Hùng . 

Lể Hội Đền Hùng là cuộc hành hương t́m về lại Cội Nguồn dân tộc Việt . 

   2. Quốc hiệu Văn Lang
 
Kể từ ngày lập quốc nước ta có 11 danh hiệu :
  1. Xích Quỷ, đời Kinh Dương Vương, Âu cơ-Lạc Long Quân (2876 tCN).
  2. Văn Lang, đời Hùng Vương (2809 tCN).
  3. Âu Lạc, đời An Dương Vương (257 tCN).
  4. Nam Việt, đời Triệu Đà (207 tCN).
  5. Giao Chỉ, thời Hán thuộc (111 tCN).
  6. An Nam Đô Hộ Phủ, đời nhà Đường Trung Quốc.
  7. Đại Cồ Việt, đời nhà Đinh, Nhà Lê.
  8. Đại Việt, đời nhà Lư.
  9. An Nam Quốc, đời nhà Tống Trung Quốc công nhận.
  10. Việt Nam, đời nhà Nguyễn Gia Long.
  11. Đại Nam, đời nhà Nguyễn Minh Mạng.
  12. Việt Nam, kể từ thời độc lập 1945 đến nay.

Trong 11 danh hiệu nầy chỉ có 5 danh hiệu ban đầu là quan trọng hơn cả, v́ thuộc huyền sử, đó là : Xích Quỷ, Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt và Giao Chỉ.

  1. Xích Quỉ , chữ "Quỉ" có nghĩa lớn lao hay đi với chữ Chủ, dùng chỉ người có quyền thế lớn. Nơi miềnThục Ba (Tứ Xuyên) có danh từ "Đô quỉ chủ" là vị nguyên soái thống lănh một đạo quân, và "Thiên quỉ chủ" là người đứng đầu 1000 nhà. Chữ "Xích" là màu đỏ của lửa, là mùa Hạ, là phương Nam, là vùng xích đạo. Theo "Dịch lư" phương Nam tượng quẻ ly là lửa của mặt trời, trong thuyết Ngũ Hành th́ phương Nam là hành hỏa. Quẻ Ly biểu tượng ánh sáng văn minh, hành hỏa biểu tượng cho sự phát triển của văn minh. Ngôn từ "Xích Quỉ" nghĩa chính xác là "Người Chủ lớn ở một phương Nam văn minh". Từ lư nghĩa nầy, Văn Miếu, Đền Vua, Lăng Tẫm, Minh Đường, Từ Đường, Nhà trưởng thượng của Họ Tộc đều chọn hướng dựa lưng vào Bắc, ngước mặt hướng vọng vế Nam. "Hướng mặt về Nam có nghĩa mong cầu tiếp cận nền văn minh lửa" (theo VLTN/Gs Kim Định).
  2. Văn Lang, Văn Lang là nước có chủ đích lấy văn hóa làm nền, từ chủ kiến nầy mà đời đời dân tộc Việt vẫn tụ hào "Văn Hiến chi bang", hay "Bốn ngàn năm văn hiến". Văn hiến có nghĩa là bao gồm cả 5 bộ môn về văn như sau: 1.Văn Thân: là nét vẻ, khắc họa, bất kỳ trên nền ǵ. 2.Văn Học: các môn học về văn chương, văn nhân. 3.Văn Công: lề nhạc, ngũ âm. 4.Văn Đức: căm nghiệm chất văn đă thẫm thấu hiển lộ trong con người. 5.Văn Tổ: Văn Đạo từ tổ tiên được tiếp nhận và hoàn thiện cho toàn thể đất nước.   ///   Kề từ Hùng vương thứ Nhất (2809tCN) đến Hùng Vương thứ 18 (258tCN) th́ quốc hiệu Văn Lang xuyên suốt hơn 25 thế kỷ, một quốc hiệu lâu đời nhất, lưu lại cho đời sau một nền văn hóa đặc trưng, thế hệ ngày nay luôn thừa tự và tiếp tục thừa trọng. 
  3. Âu Lạc, Âu là tộc Tây Âu c̣n có tên là Âu Việt ở miền Thục Ba (nay Tứ Xuyên, TQ). Lạc là tộc Lạc Việt từ thời nguyên sơ đă có mặt khắp vùng Dương Tử giang, duyên hải và phương Nam. Kỷ Hồng Bàng thị đă ấn dịnh ranh giới Tây giáp Ba Thục. Vào thời Xuân Thu, Chiến Quốc (772tCN), Thục Chế Âu Việt (tổ tiên của Thục Phán) bị nhà Tần thôn tính, phải di tản dần từ Tứ Xuyên đến Quí Châu, dần xuống Vân Nam. Đến thời Thục Phán th́ thâm nhập vào vùng biên giới Bắc Việt ngày nay, chung sống với tộc Lạc Việt Hùng Vương (theo ĐNVNQCĐ, Đào Duy Anh). Sau khi thắng Hùng Vương thứ 18, Thục Phán lập nên Kỷ Nhà Thục (257-208tCN), tự xưng là An Dương Vương lập quốc hiệu thành Âu Lạc (ghép Âu việt và Lạc việt, ĐVSKTT). Sau khi gồm thâu lục quốc, nhà Tần phái tướng Đồ Thư thống lỉnh 50 vạn quân quyết chiếm Lỉnh Nam (214tCN), người Việt trốn hết vào rừng chờ đợi thời cơ. Quân Tần bị nhiễm chướng khí và bệnh dịch tă, quân Việt tổ chức tập kích chém tướng Đồ Thư cùng với vài vạn quân. Tướng Nhâm Ngao lên thay, phong Triệu Đà làm phó tướng, kéo tàn quân lui về Lưỡng Quăng, đóng đô tại Phiên Ngung và sai sứ giản ḥa với Thục Phán   ...   Có ư kiến, Âu Lạc ở Bắc Việt là vào đời Tần Hán (221tCN) c̣n trước đó 3 thế kỷ vào thời Xuân Thu (772 tCN) th́ Âu Lạc là cư dân bản địa của vùng Giang Tây và Chiết Giang. Nếu lùi về trước ít ngàn năm vào thời Tam Hoàng 5000 tCN) th́ Âu Lạc là cư dân miền Kiến An trăi rộng lên đến tận phía Bắc sông Lạc. Ư kiến nầy dẩn chứng và xác minh tên các địa phương của miền Bắc Trung Quốc ngày nay lại trùng tên với tên địa phương tại miền Bắc Việt Nam ngày nay như: Hà Nội, Sơn Tây, Kiến An, Gia Định ... (theo VLTN, Kim Định).
  4. Nam Việt, Theo thuyết Ngũ Hành th́ phương Nam thuộc hành Hỏa. Theo Kinh Dịch th́ phương Nam thuộc quẻ Ly, hỏa và Ly đều tượng trưng cho ánh sáng, sự văn minh, chứng cứ bằng văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Việt là vương lên, vượt cao. Bao trùm cả phương Nam là nơi sinh sống của Bào Tộc Bách Việt. Quốc hiệu Nam Việt là giử vững được sự tự chủ, th́ ư tất nói nhà Hán là thành phần xâm cư từ phương Bắc, bởi đó mà Hán Cao Tổ đă mềm mỏng tương lượng với Triệu Đà, chỉ nên xưng Vương chứ đừng xưng Đế   ...   Diển tiến h́nh thành Nam Việt của Triệu Đà như sau: Năm 210 tCN, Triệu Đà cho con là Trọng Thủy sang Thục làm rể, kết duyên cùng Mỵ Châu con gái Thục Phán. Sau khi nắm được mọi bí mật quân cơ th́ Trọng Thủy trốn về Bắc. Vào năm 207 tCN, nhà Tấn mất, nhà Hán thay, Nhâm Ngao chết bệnh, Triệu Đà lên nắm binh quyền không phục nhà Hán. Từ Nam Hải, Triệu Đà tiến chiếm Quế Lâm, Tượng Quận và Âu Lạc (xem thêm phụ lục Thiên T́nh Sử Trọng Thủy Mỵ Châu). Thục Phán thua, mang cả vợ con và tùy tướng chạy về phía Nam, Triệu Đà và Trọng Thủy truy đuổi, Trọng Thủy bị tên bắn chết tại Hoàng giang. Thục Phán giết con là Mỵ Châu tại Biện Sơn (nay Trịnh Gia, Thanh Hóa). Thuyền của Thục Vương bị bảo nhận ch́m, xác trôi về Diển Châu, Nghệ An, dân làng nhặt xác chôn và lập đền thờ có tên là "Đền Con Công" (không rỏ trong đấy có xác của Thục Vương hay không? Theo NDLS, Hoài Việt). Năm 207 tCN, Triệu Đà tức vị xưng vương đặt tên nước là Nam Việt, đô tại Phiên Ngung. Triệu Đà mất năm 137 tCN, đến năm 113tCN hậu duệ Triệu Đà là Triệu Ai Vương nghe lời mẹ Cù thị dâng Nam Việt tùng phục nhà Hán. Thứ tướng Lữ Gia ngăn cản, truất Triệu Ai Vương, đưa Triệu Dương Vương lên thay, chưa đầy 1 năm th́ nhà Hán sai Lộ Bách Đức tiến quân vào chiếm trọn Nam Việt vào năm 111 tCN.
  5. Giao Chỉ, sau khi sát nhập Nam Việt vào Trung Quốc, nhà Tây Hán chia Nam Việt ra làm 9 quận, địa phận Âu Việt trước đây (Bắc Việt ngày nay) th́ nhà Hán đặt làm 3 quận là, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Riêng danh từ Giao Chỉ th́ các sử gia Tàu và Ta diển nghĩa khác ư như sau : Giao, là giao nhau, giao thoa, giao hội. Chỉ, là nơi tột cùng phải dừng lại. Sử gia Việt nói, nơi tột cùng cao là "chỉ trời", nơi tột thấp là "chỉ đất", chỉ trời và chỉ đất giao hội với con người thành "Nhân Ḥa", nên gọi là Giao Chỉ, đất nước là Văn Lang, văn hiến chi bang tất chỉ giao hội phải tại phương Nam, nên từ lư nghĩa nầy từ xưa đă có tế lễ gọi là "Lễ Nam Giao"   ...   Các cụ xưa đă trừng lư như sau: Sách Đại Học (Tứ Thư) có câu "Chỉ ư chí thiện", cái cùng cực của Đạo là sự chí thiện. Kinh Thư (cổ sử) có câu "Khâm quyết sủ", hăy thành kính mà kết định mọi phán xét sau cùng. Theo tập tục dân Việt, các bậc Đế Vương, Vua, Chúa phải đích thân chủ vĩ tế lễ "Nam Giao" hằng năm, là khấn nguyện "Chỉ Trời" và "Chỉ Đất" giao ḥa vào con người của "Thiên Tử", có như vậy th́ mới hội nhập được đầy đủ tài năng mang lại Quốc Thái Dân An   ...   Các quan phong kiến Tàu khi cai trị nước Việt qua các đời Tần, Hán, Đường, Tống, Minh, ... để được ḷng triều đ́nh đă giải nghĩa Giao Chỉ là: Nước có dân với cách đứng bằng 2 bàn chân song song với 2 ngón chân cái giao vào nhau. Hoặc là, nước có nhiều giao long cá xấu. Các dịch giả phương Tây lại cứ vào dịch sát nghĩa, để rồi một số học giả sau nầy của ta lại rập khuông trích dẩn theo Tây nên tội nghiệp cho con cháu hậu thế đă có nhiều người lầm tin !!!

 
 
   3.7.4 Truyện Phù Đổng Thiên Vương 
 
Truyện Lỉnh Nam Chích Quái viết:
 
Đời Hùng Vương thứ 6, nhà Thương Ân ở phía Bắc tràn quân qua biên giới gây thăm họa khắp nơi. Hùng Vương nhớ lời dặn của Lạc Long Quân, sai sứ đi t́m bậc tài giỏi ra đánh giặc cứu nước. Bấy giờ ở làng Phù Đổng, bộ Vủ Ninh, có một người đàn bà đă ngoài 60 tuổi, cách đó vài năm, một hôm ra đồng thấy một vết chân người rất to, lấy làm lạ bèn ướm thử chân ḿnh vào, khi ấy bổn nhiên bà thấy xúc động cả người, về đến nhà biết ḿnh đă thụ thai, sinh ra một đứa con trai vào ngày mùng 7 tháng Giêng, bà đặt tên nó là Gióng. Đă lên 3 tuổi rồi mà Gióng vẫn không biết lật mà cũng không biết nói .
 
Đến ngày sứ giả của vua Hùng Vương đi qua làng rao t́m người tài giỏi ra đánh giặc th́ Gióng hốt nhiên ngồi bật dậy bảo mẹ mời sứ giả đến. Bà mẹ rất đổi ngạc nhiên, nên nghe theo lời con. Gióng bảo với sứ giả mau về xin vua đúc cho một con ngựa cao 18 thước, một thanh gươm dài 7 thước, roi sắt và mủ sắt để đi đuổi giặc .
 
Hùng Vương nhớ lời tiên tri của Lạc Long Quân, sai đúc ngựa và gươm cho đứa trẻ dị thường. Khi nhà vua đưa đủ các vật đến nhà th́ Gióng đứng lên vươn vai thành người to lớn khác thường, xin mẹ dọn cơm cho ăn và xin áo mặc. Mấy nồi cơm bà mẹ liền tay nấu ra cũng không no bụng Gióng, xóm làng phải góp gạo, giết gà, mổ lợn dọn ra cho Gióng ăn, phải ăn đến 7 mâm cơm 5 mâm cà mới đủ no. Quần áo th́ nhiều vải của xóm làng góp lại may mới vứa tầm thước của Gióng .
 
Rồi Gióng đội nón, cầm gươm, nhẩy lên ngựa thúc chạy. Tự nhiên ngựa đúc thét ra lửa, phi như gió bảo, cuồn cuộn như sấm sét chớp mắt đă ra chiến trường. Giặc Ân trông thấy kinh hăi t́m đường bỏ chạy, bị ngựa đúc phun cháy, bị gươm Gióng chém đứt ĺa, thây chất ngổn ngang. Đang lúc một ḿnh một ngựa chém giặc, thanh gươm độc nhất bổn nhiên găy ngang, Gióng với tay nhổ luôn cả bụi tre bên đường mà quật vào đầu quân giặc đang tán loạn hàng ngũ. Đánh tan giặc xong Gióng phi ngụa chạy lên ngọn núi Sóc, cởi quần áo bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa đều bay lên trời, hôm đó là ngày mùng 9 tháng 4 .
 
Tục truyền, các ao hồ ở trong vùng từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn đều là dấu vết chân ngựa của Thánh Gióng để lại. Khu rừng giặc bị lữa do ngựa phun đốt, ngày nay vẫn c̣n mang tên là làng Cháy. C̣n vết chân ngựa xem giống như vết nứt ở miệng núi lửa đă nguội. Nhớ công ơn Thánh Gióng thần dân Việt tôn thờ là Phù Đổng Thiên Vương, lập miếu thờ ở nhà củ trong làng. Sau, Lư Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần Vương, lập Miếu tại làng Phù Đổng, tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu hai mùa tế lể . 
 
Trên trang đầu lịch sử của các quốc gia trên thế giới đều có truyện thần thoại, hoặc huyền vi hóa gốc tích dân tộc ḿnh, xứ sở ḿnh, hoặc thần linh hóa các anh hùng dựng nước thời nguyên sơ. Truyện thần thoại Thánh Gióng của tộc Việt cũng tựa như thần thoại truyền thống chung của nhân loại, nhưng phần đặc trưng chống ngoại xâm giử nước của tộc Việt ẩn dụ nơi truyền thuyết bằng những ẩn từ như: Đứa bé trai, 3 tuổi, tên Gióng, làng Phù Đổng, ngựa sắt phun lửa, tre làng, phá xong giặc Ân, núi Sóc Sơn, Thánh Gióng bay về trời, là đặc biệt hơn cả .
 
Phần lư giăi các số như 3, 7, 1, 18, 5, 9, 4 ẩn hiện trong truyện như: 3 tuổi, mùng 7 tháng 1, ngựa cao 18 thước, gươm dài 7 thước, 7 mâm cơm, 5 mâm cà, lên núi Sóc ngày mùng 1, về trời ngày mùng 9 tháng 4 xin xem phần khảo luận nơi chương V: Thái Nhất, tại mục nầy chúng ta sẽ tham luận chuyên chú vào 3 ẩn nghĩa sau:
  1. Bé trai lên 3 tên là Gióng, Trai là chữ Nam, chữ Việt Nho và Hán Nho đều cùng một cách viết: trên là chữ điền dưới là chữ lực, lực là sức mạnh, sức lực, tượng bằng lưởi ŕu. Ŕu là biểu tượng của tộc Việt. Số 3 là số của Tam Tài tập hợp 3 yếu tố: Thiên thời, Địa lợi, Nhân ḥa là 3 yếu tố cần yếu cho việc "b́nh thiên hạ", "an bang tế thế", giử nước chống ngoại xâm. Tên Gióng mang ư nghĩa, khua động sôi nổi, như gióng trống, gióng chiêng, tục ngữ "trống gióng ba chiêng gióng sáu" . Ẩn nghĩa cả câu là lời động viên khích động tinh thần giử nước chống ngoại xâm .
  2. Làng Phù Đổng, làng là bang, là một bang bé nhỏ của thị tộc xưa. Phù là pḥ trợ, đổng là đốc sức, thí dụ, Đổng chế là chức quan lớn bên vơ của thời phong kiến. Cả cụm từ "Làng Phù Đổng" được hành văn nối liền theo tên Thánh Gióng, là gợi lên hoạt động "gióng lên khích động, phù trợ, đốc sức, giử làng, giử nước, giử vửng tự chủ" .
  3. Ngựa đúc phun lửa và nhổ tre làng, phá giặc Ân xong Thánh Gióng lên núi Sóc, bay về trời, ... Lửa là sinh khí của phương Nam, thuộc hành Hỏa, cung Ly của Ngũ Hành. Tre làng làm bờ lủy canh pḥng làng nước của thời xưa nhưng măi đến nay vẫn c̣n. Tre là tượng trưng cho người quân tử, tượng trưng cho sự "chính tâm, thành ư". Ư tất nói phải điều hợp tâm trí cho anh minh sáng suốt (như lửa) một cách chí thành (như bậc quân tử) tất chống được ngoại xâm.

Ai ơi mùng 9 tháng 4, không đi Hội Gióng cũng hư một đời

Măi đến nay, hằng năm vào ngày mùng 9 tháng 4, tại làng Gióng, xả Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đều tổ chức lể hội tại đền Thánh Gióng xây dựng từ đời nhà Lư. Lể hội có đầy đủ nghi thức, có hoạt cảnh biểu tượng Thánh Gióng phá giặc Ân.

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giổ Tổ mùng mười tháng ba.

Vào ngày mùng 10 tháng 3 hằng năm, lể hội đền Hùng hành lể tại đền Thượng, tại đây cũng có đền thờ Thánh Gióng, tục truyền, do Hùng Vương thứ 6 thiết lập để giử vửng t́nh làng nghĩa nước cho tộc Việt.

 

Phần Kết Chương I

Tiếng gọi "Đồng Bào" dân gian nhận thức bằng ư niệm truyền thống, học giả sử gia, bởi nhiều gốc cạnh mà tầm nh́n khác nhau nên sự nhận thức không thống nhất. Nhóm hoài cổ th́ tin tưởng vào cái chân của truyền thuyết "Mẹ Âu Cơ, Cha Lạc Long Quân", tôn kính gốc tích tổ tiên Việt. Nhóm tân học th́ có ư kiến bài bác, cho là không đủ chứng cứ khoa học, triều đại Tần Hán là thời chủ động xóa bỏ văn hóa "Bách Việt", tự viết lại lịch sử theo ư riêng một cách lệch lạc, lố bịch, nhưng chứng cứ của thời nầy lưu truyền lại, hậu thế có người hồ đồ hấp tấp bám vào mang ra dẩn cứ kinh sách của Tần Hán, biên soạn công phu để bênh vực thiển ư chủ quan của ḿnh, thật tiếc lắm thay ...

Theo Gs Kim Định trong Việt Lư Tố Nguyên viết, nhà triết học Tây phương Nietzsche người Đức đă nói : "Chỉ việc dở lại những trang đầu lịch sử của các dân tộc, tất cả đều có thần thoại. Thần thoại là những cḥm sao làm nên bầu trời văn hóa cho nhân loại". Đối với lời b́nh phẫm về truyền thuyết "Bào Tộc Bách Việt", Gs Kim Định viết: "Phái cổ th́ quá cổ, cứ t́nh căm măi mà không khẳng định. C̣n phái mới th́ quá khích, cắt bỏ bớt hoặc chối tuột hết. Thật tế, cứ nơi chân lư dân tộc Việt, th́ truyền thuyết huyền thoại là thật, cái thật rất lớn lao, không thể đánh giá bằng luận cứ khoa học, tỷ như truyện thần linh và thần kỳ của các tôn giáo vậy".

Cái thật lớn lao của tiếng gọi "Đồng Bào" là truyền thuyết "Bọc Trăm Trứng", trăm trứng nở ra trăm con trai, trăm con trai trưởng thành là "Bào Tộc Bách Việt".

  • Bách Việt là CỘI
  • Hùng Vương Lạc Việt là RỂ CÁI
  • Mẹ Âu Cơ Cha Lạc Long Quân là NGUỒN nước ngầm
  • Văn hóa Việt cổ là những "giọt nước mưa"
  • Tinh anh, tinh chất tạo nên những giọt nước mưa là "Việt Nho Nguyên Thủy" là CHÍNH NGUỒN

Thật tế th́, "Mạch nước ngầm không ngừng chăy ...

                   Rễ cái chạm mạch nước ngầm

                   Những tay nấm sau cơn mưa

                   Định luật tự nhiên phải vậy

Tư mă Thiên, sử gia tên tuổi nhà Hán (206tCN) trong sử kư của ông có ghi từ "Bách Việt" chỉ các tộc dân phương Đông và phương Nam của Trung Bang. Trước nữa, Kinh Thư (2678tCN) có ghi từ Tam Miêu, từ Nam Giao để chỉ định các sắc dân bản địa Hoa Bắc (sông Hà sông Lạc) bị Hoa Tộc xâm cư buộc phải di tản, Hoa Tộc gán tên gọi là Đông Di cho dân cư miền duyên hải, c̣n cư dân ở phương Nam th́ gọi là Nam Man. Trong Ngũ Đế Bản Kỷ có chép từ Viêm Đế và Cữu Lê là lực đối kháng đối nghịch với Hoa Tộc thời cổ. Đây là cái thật của các từ gọi các sắc dân thời cổ sử .

Thời Xuân Thu (772tCN), nước Sở tự xưng là người Kinh Man từ chối không nhận sắc phong vương của nhà Chu. Thời Trang Vương nhà Chu có nhận Chim Bạch Trỉ của nước Việt Thường thuộc phương Nam mang tặng. Thời Chiến Quốc (481tCN), Sở diệt Việt (333tCN), Tần diệt Sở (221tCN), và Hán thay Tần (206tCN). Đây là những chứng cứ thật, Bào Tộc Bách Việt đă lập quốc ở Hoa Nam và Hoa Hạ trước thời Tần Hán .

Theo ông Phan Khoang trong Trung Quốc Sử Lược, thời Tam Đại nhà Hạ, vua Vũ (2205tCN) hội chư hầu ở Đồ Sơn có đến 10 000 bộ lạc. Đến đời Thương Ân (1783tCN) hội chư hầu đánh Trụ Vương th́ c̣n 800 bộ tộc. Thời Xuân Thu (772tCN) c̣n 140 bang. Thời Chiến Quốc (403tCN) c̣n 7 quốc. Đến nhà Tần (221tCN) th́ nhất thống thành 1. Đây là cái thật, của nhiều sắc tộc trưởng thành của thời khuyết sử .

Tiếng gọi Đồng là lời kêu gọi t́nh anh em ruột thịt cùng chung một bào thai, gợi lên t́nh Thị Tộc, Bào Tộc, vượt cao thành tính dân tộc có t́nh người thương yêu nhau như ruột thịt. Đặc trưng tiếng gọi "Đồng Bào" thay lời hiệu triệu quốc dân chỉ riêng của tộc Việt măi măi âm vang, nhờ điển tích Âu Cơ Lạc Long Quân tiềm ẩn một "Ấn Tính Người" mà cả nhân thế chưa từng có một danh từ triều mến tương xứng diển đạt được vậy .

Lănh địa nhà Tần thống nhất (221tCN) trải rộng đến vùng Lưỡng Quăng, phía Bắc Việt ngày nay (khi ấy Việt Nam là nhà Thục, vẫn c̣n giử được tự chủ). Nhà Tần ban hành bạo lệnh "thống nhất chữ viết", đốt sách, chôn nho, đày sĩ phu đi xây Vạn Lư Trường Thành. Các kinh sách cổ như, Tam Phần, Ngũ Điển, Bát Sách, Cữu Khâu, Ngũ Kinh, Tứ Thư, và các kinh luận của Lăo Tữ, Khổng Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, Liệt Tử, Bách Gia Chư Tử v.v. ... tất cả đều bị thu gom tiêu hủy, chỉ c̣n sót lại có Kinh Dịch (v́ bị xem là sách bói), nhờ vào đó mà các đoạn sử liệu của thời Phục Hy, Thần Nông, sau nầy mới có tài liệu truy cứu .

 

Năm 208tCN, Tần Thủy Hoàng bị bạo bệnh chết trên đường đi kinh lư, trị v́ lănh địa mới thống nhất được 13 năm. Sau ngày Tần Thủy Hoàng mất, nhiều bộ tộc nổi lên tranh chiếm lại phần lănh địa củ đă mất, đồng thời quan quân nhà Tần không tùng phục Tần Nhị Thế (người kế vị), Triệu Đà tướng nhà Tần tự xưng Vương thành lập nước Nam Việt. Thừa tướng nhà Tần Lư Tư, bị Triệu Cao hài tội giết chết, v́ vậy sự việc "thống nhất chữ viết" chưa hoàn thành .

 Năm 206tCN,Lưu Bang Hán Cao Tổ thay nhà Tần, lập nên nhà Hán. Nhà Hán tiếp tục bài Nho với mục đích thống nhất chữ viết cho nước Tàu. Năm 111tCN Hán Vũ Đế thôn tính Nam Việt của Triệu Đà (gồm cả Việt Nam), kể từ thời nầy trở đi Khổng Nho được phục vị, tầng lớp tri thức Nho giáo mới san định lại kinh sách, người đời sau phân biệt Nho học trải qua nhiều khúc quanh với tên gọi, Cổ Nho, Khổng Nho, Hán Nho, Đường Nho, Tống Nho, Minh Nho, ... Những đột biến văn hóa nầy đều có khảo luận ở các chương sau, tại đây chỉ nhấn mạnh " biện pháp thống nhất chữ viết của Tần Hán " đă gây thăm họa xương máu cho toàn các bộ lạc có chữ viết và kinh điển riêng !!!

Mỗi bộ tộc Bách Việt chữ gọi là Bang, là Xứ có đến hàng trăm vẫn được nói theo tiếng của ḿnh, nhưng chữ viết, học hành, giao tiếp nhất nhất đều phải thống nhất theo kinh sách chữ Hán vừa mới soạn xong, do quan lại nhà Hán truyền dạy. Ai vi phạm không tự xóa bỏ chữ viết và kinh sách địa phương đều phải tội chém đến cả ba họ (tru di tam tộc) . 

Việt Nam thời khuyết sử tuy thoát khỏi quốc nạn chôn Nho, đốt sách, đày ải sĩ phu của Tần Thủy Hoàng, nhưng vẫn không thoát khỏi được mưu đồ xóa bỏ văn hóa Việt của nhà Hán, măi đến khi nhà Đinh (968sCN) thu phục lại tự chủ th́ sĩ phu Việt mới hồi phục lại chữ Nôm là ngôn ngữ gốc của tộc Việt (nôm là biến âm từ chữ Nam) . 

Nhà Tần đă tiêu hủy hết 80% kinh sách về cổ sử, huyền sử, lịch sử của tộc Việt, 20% c̣n lại, bị nhà Hán tiếp tục đốt sạch. Riêng Lạc Việt (Việt Nam ngày nay) bi Hán thuộc từ 111tCN đến khi nhà Đinh 968sCN dành được độc lập, thời gian trải qua hơn 1000 năm nô lệ, dù có cất dấu thật kỷ, sử liệu cổ cũng tan thành đất. Thật tế vào thời nầy chỉ c̣n sót lại văn ngôn truyền miệng sao cho dể nhớ và khó quên, nên văn chương truyền khẩu phải ngắn gọn và thần kỳ hóa, biểu hiện được cái chân của tộc Việt, cái tinh anh của văn hóa Việt th́ mới đạt .

Quan lại phong kiến qua các thời Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, đặt trọng tâm vào cái ghế của ḿnh, bảo toàn tiền đồ của gia đ́nh ḿnh. C̣n sĩ phu dân dă th́ chủ tâm vào cái đầu của ḿnh với sự an nguy của gia tộc. Cho nên, công việc biên soạn cổ sử, huyền sử, lịch sử vào thời đó phải san định như thế nào để được triều đại đương thời chuẩn y và khen tặng .

Văn ngôn truyền miệng của tộc Việt trải qua hơn ngàn năm Hán thuộc tất phải thận trọng bằng lời lẽ ẩn dụ qua thần thoại và cổ tích, phận hậu sinh kế thừa văn hóa của cha ông phải biết giăi mă, giăi lư truyền thuyết, sao cho thoát ra được cái tinh túy tiềm tàng bên trong các huyền thoại từ Việt cổ là đă biết sống lại cùng Cội Nguồn tộc hệ ḿnh vậy .

Theo Hoài Việt trong "Ngược ḍng  Lịch Sử" có thuật lại câu chuyện biết nhận nguồn con người Bách Việt như sau:

Vào cuối thập niên của thế kỷ 20, ở Hà Nội, phố Hàng Buồm, có người khách trú làm nghề bắt mạch kê đơn hốt thuốc cho tiệm Nhân Ḥa Đường. Người tự thuật câu chuyện nầy có gặp ông ở đền Ngọc Sơn, được ông mời về nhà. Sau tuần trà hàn huyên, ông mời uống rượu gọi là tẩy trần (rủ bụi đường) ... rượu đă ngà ngà, chuyện đă van văn, tôi hỏi ông:

- Nếu bây giờ, có ai hỏi ông là người nước nào ? gốc ở đâu ? th́ ông trả lời thế nào ?

- Tôi là người Trung Hoa (vào thời nầy nước Tàu là Trung Hoa Dân Quốc) quê ở tỉnh Phúc Kiến.

-Nếu một người ở Hán Trung hỏi ông là người ǵ? gốc nào? th́ ông trả lời thế nào? 

- Tôi ở Phúc Kiến, gốc Việt.

- Nếu lùi lại vào thời Câu Tiển, có ai hỏi ông là người ǵ? gốc nào? th́ ông trả lời ra sao?

- Khó ǵ ! ... Tôi là người Việt, gốc Việt !

Tôi rót một chén rượu, bưng hai tay mời ông và nói: " Xin Ông nhận cho chén rượu nầy để bày tỏ ḷng kính trọng của tôi đối với một người không quên gốc Tổ" . 

Tổ Nghiệp tôn thừa, Tổ Tổ Tôn Tôn thừa nghiệp Tổ

Cha truyền con nối, Cha Cha Con Con nối đạo nhà

 

Hết Chương I

 
 
Chương II : Tổ Tiên

Văn Hóa | Chính Trị | Quân Sự | Kinh Tế | Khoa Học
Exclusive publication for
SAIGONMEDIA.NET & SAIGONMEDIA.ORG
Online in Japan since 2001 and US since 2005.
© Copyright 2001 SaigonMedia. All rights reserved. The materials on this website are not to be sold, traded, or given away. Any copying, manipulation, publishing, or other transfer of these materials, is strictly prohibited.